1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Khi người thành phố “chán” cơm, “thèm” rau quả

(Dân trí) - Đời sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu ngũ cốc đang có xu hướng giảm dần, thay vào đó nhu cầu tiêu thụ rau, trái cây và các sản phẩm sữa sẽ tăng. Vậy Việt Nam phải làm gì để bắt kịp xu thế phát triển này?

Đời sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu ngũ cốc đang có xu hướng giảm dần, thay vào đó nhu cầu tiêu thụ rau, trái cây và các sản phẩm sữa sẽ tăng. Vậy Việt Nam phải làm gì để bắt kịp xu thế phát triển này?

Nhu cầu tiêu thụ rau quả và sữa có xu hướng gia tăng ở thành thị (Ảnh minh họa)

Nhu cầu tiêu thụ rau quả và sữa có xu hướng gia tăng ở thành thị (Ảnh minh họa)

Đây là bài toán không đơn giản với ngành kinh tế nói chung và  nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng bởi nó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đưa ra những định hướng mới để giúp nước nhà phát huy được những lợi thế sẵn có, theo kịp xu hướng của thị trường và phát triển bền vững.

Vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo tại diễn đàn “Tăng cường hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng nông nghiệp ở Việt Nam” do Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) - Bộ NN&PTNT) phối hợp với Học viện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan phát triển quốc tế Pháp (AFD) tổ chức ngày ngày 3/10 tại Hà Nội.

Phát biểu tại diễn đàn ông Tin Htut Oo, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Myanmar cho biết sau thời kỳ khủng hoảng lương thực thế giới vào giai đoạn 2007-2008, nhiều quốc gia nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất lương nên nguồn cung lương thực trên thế giới đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây khi kinh tế đã dần hồi phục, thu nhập của người dân được nâng cao và xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị đang ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu ngũ cốc đang dần dần giảm, thay vào đó nhu cầu tiêu dùng rau xanh, hoa quả, sữa và các sản phẩm sữa gia tăng.

Điều này đặt ra một thách thức mới cho sản xuất nông nghiệp. “Trước đây Việt Nam chỉ chú trọng nâng cao năng suất thì bây giờ vấn đề an ninh lương thực không còn đáng lo ngại. Cần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thương mại hàng hóa để làm tăng thu nhập cho người nông dân và làm gia tăng các chuỗi giá trị,” ông Tin Htut Oo nhận định.

Để giải đáp cho vấn đề này, Viện Khoc học Nông nghiệp đề xuất trong thời gian tới song song với việc duy trì sản xuất gạo, nước ta sẽ đẩy mạnh canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè và hồ tiêu và mở rộng diện tích trồng rau, hoa và cây ăn quả.

“Tái cơ cấu nông nghiệp sẽ theo hướng: Nâng cao giá trị sản xuất bằng cách lựa chọn những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt hơn và chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng ngô phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi, trồng đậu tương và trồng rau màu khác,” đại diện của Viện Khoc học Nông nghiệp cho biết.

Trong khi đó, bà Lan Hương, cán bộ chính sách của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng tái cơ cấu phải đảm bảo đem lại nhiều lợi ích hơn cho nông dân nhưng vẫn giữ vị thế của Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn sản xuất với thị trường để xác định lựa chọn cây trồng, vật nuôi chủ lực để phát triển chuỗi ngành hàng bền vững.

Nhu cầu tiêu thụ rau quả và sữa có xu hướng gia tăng ở thành thị (Ảnh minh họa)
Diễn đàn “Tăng cường hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng nông nghiệp ở Việt Nam” diễn ra ngày 03/10 tại Hà Nội

Thu hút đầu tư tư nhân trong nông nghiệp

Ông Nao Ikemoto, Chuyên viên Môi trường cao cấp của ADB cho rằng: Hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam chưa nhiều và đây là cơ hội để thúc đẩy hợp tác thông qua hình thức cơ cấu hợp đồng với nông dân. Để thu hút đầu tư cho nông nghiệp, vai trò của chính phủ sẽ phải thay đổi: Trước đây đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng thủy lợi thì nay nên ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển, công tác khuyến nông nhằm nâng cao giá trị sản xuất và năng lực cạnh tranh. Cải cách trong nông nghiệp cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.

Đi đôi với việc tăng cường giá trị sản xuất là việc tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản.

“Người tiêu dùng ngày càng hướng tới sản phẩm sạch, thân thiện, có nhiều giá trị… Do đó chuỗi cung ứng nào đảm bảo được những yếu tố này sẽ nắm chắc thành công và ai tham gia vào chuỗi thành công này sẽ là người chiến thắng,” ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Giám đốc IPSARD nhận định.

Theo ông Tuấn, vấn đề bây giờ không phải chỉ là tăng sản lượng mà phải tạo ra nhiều lợi ích cho nông dân, tạo động lực cho người dân làm ra các hàng hóa tốt hơn.

“Hiện nay nông nghiệp Việt Nam chưa có ngành hàng nào có chuỗi cung ứng thực sự chuyên nghiệp. Sắp tới cần đẩy mạnh hợp tác công tư để có những liên kết ngang, liên kết chéo giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo nên mối gắn kết với nhau bằng tiêu chuẩn, khoa học công nghệ, thương hiệu và nhãn mác nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người dân,” TS Đặng Kim Sơn, Giám đốc IPSARD cho biết.

Thảo Nguyên