1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Kenya bối rối cao độ vì Trung Quốc rút lại 4,9 tỷ đô la Mỹ đầu tư tuyến đường sắt

(Dân trí) - Bắc Kinh vừa rút lại 4,9 tỷ đô la Mỹ tiền tài trợ cần thiết để hoàn thành dự án đường sắt tại Kenya, từng là trọng điểm cho sáng kiến Vành đai và Con đường.

Kenya bối rối cao độ vì Trung Quốc rút lại 4,9 tỷ đô la Mỹ đầu tư tuyến đường sắt - 1
Điểm cuối của tuyến đường sắt ở Duka Moja, Kenya

Những tà vẹt bê tông lấp lánh chạy qua một cây cầu đường sắt mới ở Kenya, là đoạn mới nhất của một tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ bờ biển Kenya đến tận Uganda.

Chỉ có điều, nó không có điểm đến. Thay vào đó, đường sắt kết thúc đột ngột tại một ngôi làng hẻo lánh cách khoảng 75 dặm về phía tây của thủ đô Kenya, Nairobi.

Việc xây dựng dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu này cho Đông Phi đã bị dừng lại vào đầu năm nay sau khi Trung Quốc rút khoảng 4,9 tỷ đô la tiền tài trợ cần thiết để cho phép hoàn thành con đường sắt này.

Việc đột ngột cắt giảm nguồn tài chính của Bắc Kinh dường như khiến chính phủ Kenya và Uganda bất ngờ. Hiện tại cả hai quốc gia này có thể bị buộc phải dùng lại một tuyến đường sắt cổ từ khi còn là thuộc địa để cố gắng giao thương và thúc đẩy thương mại khu vực.

Lý do của Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình đang lo ngại rằng Vành đai và Con đường có thể sẽ khiến Trung Quốc thua lỗ vì những khoản nợ không bền vững. Ông Tập đã báo hiệu vào tháng Tư rằng Bắc Kinh sẽ kiểm soát nhiều hơn đối với các dự án này và thắt chặt giám sát.

Sự thắt chặt thêm này đang bắt đầu được thấy trên toàn thế giới. Một hệ thống đường sắt được lên kế hoạch là Dự án vành đai và đường bộ cao cấp nhất ở Kazakhstan đang bị đình trệ sau sự sụp đổ của một ngân hàng địa phương trong việc xử lý các quỹ đầu tư của Trung Quốc.

Tại Zimbabwe, một dự án năng lượng mặt trời khổng lồ đã bị thiếu hụt kinh phí sau khi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc rút tiền tài trợ do lo ngại các khoản nợ cũ của chính phủ Zimbabwe. Kenya có thể là tiếp theo.

“Người Trung Quốc đang áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn đối với việc đầu tư và cho vay của họ ở châu Phi”, ông Piers Dawson, chuyên gia tư vấn tại công ty đầu tư có trụ sở tại London, Châu Phi cho biết

Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho cơ sở hạ tầng ở châu Phi, tài trợ một phần năm các dự án và xây dựng một phần ba, theo báo cáo của Deloitte. Với nhu cầu cơ sở hạ tầng mà Ngân hàng Phát triển Châu Phi ước tính ở mức 130 tỷ đến 170 tỷ đô la hàng năm, các chính phủ châu Phi sẵn sàng vay tiền của Trung Quốc để phát triển.

Kenya là một trong ba quốc gia châu Phi được xác định trong báo cáo tháng 3 năm 2018 của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, Washington rằng có nguy cơ bị những khoản nợ đẩy tới tình trạng khốn cùng do tham gia vào Vành đai và Con đường. Những nước khác là Ai Cập và Ethiopia.

Jacques Nel, một nhà kinh tế tại NKC Châu Phi cho biết, “Trung Quốc có vấn đề riêng của nó. Chính phủ Trung Quốc đã đưa hệ thống phanh vào các kế hoạch mở rộng bên ngoài của mình”, ông nói.

Nửa đầu của tuyến đường sắt Kenya-Uganda, đoạn đường dài 470 km (290 dặm) giữa thành phố cảng Mombasa và Nairobi, đang hoạt động nhưng chưa kiếm được tiền. Bắc Kinh chùn bước trong việc tài trợ để tiếp tục mở rộng tuyến đường sắt sang Uganda trong bối cảnh lo ngại đây có thể là một bước đi quá xa và khiến Trung Quốc thua lỗ.

Kenya và Uganda đã có các kế hoạch riêng cho tuyến đường sắt mới này để giảm chi phí vận chuyển và thời gian cần thiết để di chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, với việc nhận ra rằng Trung Quốc có thể không đầu tư thêm tiền, Tổng thống Kenya, Uhuru Kenyatta đã phải cùng Uganda thảo luận để dùng lại tuyến đường sắt cũ khác với tuổi đời hơn 90 năm trước

Nhưng điều đó vẫn có nghĩa là gánh thêm nợ vào thời điểm Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang thúc giục hạn chế chi tiêu. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, Trung Quốc đã là chủ nợ bên ngoài lớn nhất của Kenya, với khoảng 22% nợ nước ngoài.

Năm 2013, khi Kenyatta đã thảo luận và nhờ Bắc Kinh tài trợ cho tuyến đường sắt, có một điều kiện là Trung Quốc sẽ cung cấp nhà xây dựng. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã tài trợ 3,6 tỷ đô la cho tuyến đường này, Tập đoàn xây dựng Trung Quốc đã xây dựng nó và Tập đoàn xây dựng và liên lạc Trung Quốc được chọn làm nhà điều hành. Doanh thu từ đường sắt được sẽ dùng để hoàn trả các khoản vay, nhưng tuyến đường này có chi phí quá cao và đã không đem lại được lợi nhuận trong một thời gian dài.

Kenya bối rối cao độ vì Trung Quốc rút lại 4,9 tỷ đô la Mỹ đầu tư tuyến đường sắt - 2
Một chuyến tàu chở hàng trên tuyến đường sắt còn dang dở của Trung Quốc tại Kenya

“Trung Quốc ủng hộ dự án đường sắt Kenya nhưng đòi hỏi một kế hoạch tài chính hợp lý và bền vững,” theo một người liên quan đến dự án đã nói. “Bởi vì Trung Quốc hiện yêu cầu các dự án chất lượng cao và có tính khả thi hơn, quá trình phê duyệt các khoản vay nói chung sẽ chậm lại, nhưng điều đó không có nghĩa là dự án bị chấm dứt”,

Đại sứ Trung Quốc tại Kenya, Wu Peng, đã được tờ báo địa phương Daily Nation hỏi vào tháng 5 về những kỳ vọng của Tổng thống Kenyatta trong chuyến thăm tới Trung Quốc trong tháng, rằng có thể sẽ có tài trợ cho đoạn đường sắt đang bị dang dở của quốc gia này hay không .

“Tôi thực sự không thể biết được những kỳ vọng đó có cơ sở từ đâu”, Wu nói.

Thùy Dung

Theo Bloomberg