1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Học được gì từ ngành trái cây và rau xanh Na Uy?

Truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên một yêu cầu bắt buộc trên thị trường thực phẩm thế giới. Tự do thương mại và sự nối dài chuỗi cung của nền kinh tế cũng tạo ra cho người tiêu dùng thế giới cảm giác mạnh hơn về sự rủi ro.

Học được gì từ ngành trái cây và rau xanh Na Uy?
Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện vị thế của ngành thực phẩm.

Các hệ thống truy xuất nguồn gốc được xây dựng và triển khai về cơ bản là một quy trình tạo và lưu trữ thông tin. Nên việc tiếp cận bằng các giải pháp công nghệ thông tin hay truy xuất nguồn gốc điện tử là một điều đến rất tự nhiên, sau khi các quy định đã rõ ràng và quy trình đã trở nên rành mạch. 

Hơn nữa, truy xuất nguốn gốc điện tử là bước tiến quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho người sử dụng cuối dễ dàng tiếp cận hệ thống truy xuất. Nhờ đó việc truy xuất nguồn gốc mới trở nên có ý nghĩa thực sự với người tiêu dùng, qua đó giúp doanh nghiệp có được sự tin cậy mạnh mẽ hơn về sự minh bạch.

Một số quốc gia trên thế giới đã tiến hành triển khai thành công các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện vị thế của ngành thực phẩm.

Có thể xem kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống truy xuất điện tử cho ngành trái cây và rau xanh của Na Uy là một ví dụ tốt về hiệu quả khi chính phu và doanh nghiệp cùng có sự quyết tâm.

Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm muốn thấy Na Uy trở thành nước đi đầu về truy xuất điện tử cuối năm 2010 và mục đích là thiết lập và thực hiện cơ sở hạ tầng điện tử quốc gia trong chuỗi giá trị thực phẩm để đạt được mục đích này.

Bộ đã đưa ra một dự án về truy xuất nguồn gốc điện tử, đã thành lập ủy ban điều hành và văn phòng dự án. Chính phủ Na Uy đóng vai trò quan trọng trong dự án. 5 dự án thử nghiệm đã được thành lập đối với thủy sản, thịt, ngũ cốc, sữa, và trái cây và rau xanh. 

Thị trường trái cây và rau xanh của Na Uy có doanh thu hơn 1,5 tỷ euro/năm cả thị trường bán lẻ và bán buôn. Ngành thực phẩm Na Uy hiện có khoảng 3.500 nhà sản xuất.
Năm 2008, Na Uy nhập khẩu khoảng 482.000 tấn trái cây và rau xanh. Sản lượng nội địa đạt 200.000 tấn. Người Na Uy tiêu thụ 142 kg trái cây và rau xanh mỗi năm - 71% số này là nhập khẩu. Tỷ trọng trái cây vả rau xanh nhập khẩu tăng đều đặn trong 10 năm qua.

Học được gì từ ngành trái cây và rau xanh Na Uy?

Các nhà sản xuất Na Uy đang gặp phải thách thức từ các đối thủ cạnh tranh quốc tế và tính chuyên nghiệp ngày một tăng về phương pháp bao gói và ghi mã số mã vạch sản phẩm thực phẩm. Việc ghi mã số mã vạch trái cây và rau xanh ngày càng tăng với doanh số bán và giá trị tăng theo. Về sản phẩm khoai tây, tỷ lệ này là 57% và sản phẩm trái cây, tỷ lệ này là 22%. Điều này cho thấy đã xuất hiện nhu cầu truy xuất thường xuyên - được tích hợp và kết nối với tiêu chuẩn tại châu Âu và các thị trường khác.
Giai đoạn đầu của dự án thử nghiệm Trái cây và Rau xanh nhằm thiết lập tiêu chuẩn số hóa tối thiểu để truy xuất sản phẩm. Dự án cũng thiết lập các thiết bị nhận diện cần thiết (AI) để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc trong tương lai mà chính phủ Na Uy đề ra. 

Sau khi trình diễn kết quả, dự án thử nghiệm đã được nhiều nhà sản xuất tại Na Uy quan tâm và đề nghị tham gia. Điều này sẽ đảm bảo dự án thử nghiệm quy mô toàn diện có thể nhận biết các tiêu chuẩn được áp dụng từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ. 

Sự quyết tâm đó đã khiến dự án được nhanh chóng triển khai và đến nay đã mang lại những hiệu quả lớn.

Một trong những yếu tô thành công quan trọng là thành công trong việc thực hiện luồng thông tin hiệu quả hơn và đưa vào chuỗi giá trị thực phẩm. Nhờ đó mọi người, bao gồm cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhận thức được rõ hơn mức độ trưởng thành của ngành.

Hiện ở Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử. Có thể kể đến doanh nghiệp sản xuất tôm Minh Phú hay Vĩnh Hoàn với sản phẩm cá tra đã triển khai thử hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử TraceVerified. 

Các doanh nghiệp thực phẩm nào của Việt Nam càng sớm bắt tay vào càng có lợi, khi mà những thỏa thuận như mở của thị trường ASEAN không còn xa, hay hiệp định TPP đang ngày càng tiến đến gần. Thị trường trong nước sẽ nhanh chóng kết nối mạnh mẽ hơn với thị trường thế giới, và sức ép cạnh tranh cũng nhan chóng tăng lên. 
Sân chơi đang thay đổi, và các doanh nghiệp cần những phương pháp tiếp cận hiện đại và minh bạch để tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho sản phẩm của mình.

P.D