1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Hiện thực kế hoạch 10 ngàn doanh nghiệp vươn ra thế giới?

(Dân trí) - Theo ông Joey Zhu - Giám Đốc Alibaba.com tại Việt Nam, công ty này cũng đang nỗ lực hướng tới ngày càng nhiều người bán tham gia nền tảng TMĐT với mục tiêu trong 5 năm tới là hợp tác với 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Theo xu hướng toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một kênh quan trọng cho việc xuất khẩu. Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam cho thấy có khoảng 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.

Việc gia nhập những nền tảng thương mại điện tử B2B (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới, từ đó mở rộng được cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, giảm chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống.

Hiện thực kế hoạch 10 ngàn doanh nghiệp vươn ra thế giới? - 1

Ông Joey Zhu trong một buổi hội thảo ( người cầm Micro)

Tuy vậy, các chuyên gia cũng thừa nhận một trong những thách thức ở thị trường Việt Nam cũng như thị trường các nước đang phát triển là niềm tin vào thương mại điện tử. Trong khi thực tế cách thức giao dịch mua bán trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Nhằm tháo bỏ những nút thắt còn tồn tại trong mô hình thương mại điện tử B2B, ông Joey Zhu - Giám Đốc Alibaba.com tại Việt Nam đã chia sẻ về những kinh nghiệm bán hàng xuyên biên giới, đồng thời thể hiện cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường 5 năm tới.

Việt Nam hiện là thị trường thứ hai của tập đoàn Alibaba tại Đông Nam Á và 1 trong 6 thị trường ở khu vực APAC. Đánh giá của ông về thương hiệu "Việt Nam" trên thị trường là gì?

Việt Nam đã và đang nổi lên thành một thị trường phát triển quan trọng đối với Alibaba.com. Có hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nhưng chỉ có 30% trong số đó đã bắt đầu việc bán hàng toàn cầu thông qua các kênh trực tuyến và chỉ 11% đã đăng ký trên các nền tảng thương mại điện tử.

Chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp này khi được hỗ trợ đúng đắn về công nghệ & được tiếp cận thương mại điện tử, có thể mở rộng đáng kể hoạt động kinh doanh của họ trên thị trường toàn thế giới.

Theo ông, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam liệu đã đủ để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tạo dựng niềm tin?

Tôi nghĩ rằng quá trình tận dụng thế mạnh của thương mại điện tử bao gồm rất nhiều bước và mọi thứ đều cần có thời gian dù ở thị trường nào. Thế mạnh của Việt Nam là các doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao, song song với giá cả cạnh tranh so với các nước trong khu vực, đó là một lợi thế lớn.

Hiểu về xuất khẩu, tận dụng sức mạnh của thương mại điện tử, kết nối và xây dựng niềm tin với người mua, đáp ứng và xử lý kịp thời là một số yếu tố mà người bán cần lưu tâm. Tại Alibaba.com, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội thảo và chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức của người bán về tất cả các khía cạnh này.

Hiện thực kế hoạch 10 ngàn doanh nghiệp vươn ra thế giới? - 2

Hội thảo "Go Export" của Alibaba.com tại TP HCM cuối tháng 10.2019

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đối mặt với khó khăn về tài chính, dịch vụ khách hàng và khả năng xuất khẩu. Alibaba.com đã hỗ trợ như thế nào để giúp họ vượt qua những hạn chế này?

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng của chúng tôi nhận ra rằng việc tận dụng nền tảng trực tuyến để giao dịch sẽ tiết kiệm thời gian hơn và hiệu quả hơn về chi phí. Chúng tôi đã cung cấp một loạt các tính năng trên nền tảng để cho các doanh nghiệp có thể tự cải thiện sự tham gia của họ.

Là một quá trình từng bước, chúng tôi hướng đến việc tạo ra một giải pháp đầu cuối cho người bán từ khu vực này. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể san bằng sân chơi cho những người chơi nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được ở một vị thế tốt hơn bao giờ hết để tận dụng các cơ hội xuất khẩu mà thương mại điện tử đem đến.

Tầm nhìn của Alibaba.com ở Việt Nam là gì? Mục tiêu của công ty về số lượng doanh nghiệp, sản phẩm, chủng loại của Việt Nam trong năm 2020 và vài năm tới?

Người mua toàn cầu đang có xu hướng lên mạng và sử dụng các thiết bị di động để đáp ứng nhu cầu tìm nguồn cung ứng của họ và các nhà cung cấp cần nắm bắt xu hướng này để phù hợp với thị hiếu và tăng khả năng cạnh tranh.

Alibaba có chức năng như một đại lộ giới thiệu kỹ thuật số 24 x 7 với một loạt các công cụ tiện lợi để giải quyết các nhu cầu tìm nguồn cung ứng khác nhau. Chúng tôi tin rằng đã đến lúc các nhà cung cấp nhìn nhận thương mại kỹ thuật số như một kênh tìm nguồn cung ứng và bắt đầu phát triển tư duy cũng như chiến lược cho thương mại kỹ thuật số.

Chúng tôi đem đến cho người bán hàng Việt Nam quyền truy cập vào một lượng lớn người mua toàn cầu đủ điều kiện và ngày nay Việt Nam đang là thị trường ưu tiên cho nhiều công ty muốn tìm kiếm nguồn hàng chất lượng với giá cả cạnh tranh.

Chúng tôi cũng đang nỗ lực hướng tới ngày càng nhiều người bán tham gia nền tảng Alibaba.com với mục đích mở rộng việc kinh doanh của họ ra toàn cầu và mục tiêu của chúng tôi trong 5 năm tới là hợp tác với 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Thời gian qua, nhiều tên tuổi trong lĩnh vực thương mại điện tử đã rời khỏi thị trường Việt Nam. Ông có cho rằng, mô hình mà Alibaba.com hướng tới sẽ chịu ảnh hưởng?

Điều chúng tôi có thể chia sẻ là chúng tôi có niềm tin mãnh liệt vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tương tự như một số thị trường khác, Việt Nam đang ở đỉnh cao của sự chuyển đổi kỹ thuật số. Alibaba.com nhận thấy sự gia tăng khả năng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh từ khu vực, và sự tập trung mạnh mẽ của chính phủ đối với xuất khẩu. Từ những lý do này chúng tôi tin rằng những người bán hàng ở Việt Nam một khi được hỗ trợ về công nghệ & tiếp cận thương mại điện tử, có thể mở rộng đáng kể hoạt động kinh doanh của họ trên thị trường toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!