1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt bán giá khủng

Hàng ngàn sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng giả mạo, nhập lậu từ Trung Quốc được gắn mác xuất xứ VN để đánh lừa người tiêu dùng.

Theo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, những mặt hàng nhái, gắn mác xuất xứ hàng Việt chủ yếu là giày dép, túi xách. Với nhiều chiêu thức khác nhau, hàng hóa Trung Quốc gắn mác hàng Việt sẽ được tung ra thị trường với giá cao hơn.

Điều này có thể đánh giá chất lượng hàng Việt Nam trong nhiều phân khúc đang có ưu thế và tốt hơn hẳn hàng Trung Quốc.

Một cửa hàng Apple giả ở Sơn Đông, Trung Quốc - Ảnh: Telegraph
Một cửa hàng Apple giả ở Sơn Đông, Trung Quốc - Ảnh: Telegraph

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Một minh chứng khác, hàng Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Lào và Campuchia, đặc biệt là hàng nhựa, nhôm đánh bạt hàng Thái Lan, Trung Quốc trên thị trường Campuchia.

Tại cuộc chính thức ra mắt hàng Việt Nam với người tiêu dùng Campuchia, ông Cham Prasidh - Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Campuchia - đã khẳng định: “Hiện nay, hàng Việt Nam chiếm từ 30% đến 35% thị trường Campuchia”.

Nếu so với hàng Thái Lan cùng loại, cùng chất lượng thì hàng Việt Nam có giá thấp hơn. Còn nếu so với hàng Trung Quốc thì sản phẩm Việt Nam có chất lượng ổn định hơn. Đó là thế mạnh của hàng Việt Nam ở thị trường Campuchia.

Tận dụng ưu thế này, vừa qua trong chiến dịch vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Công thương được coi là một bước đột phá, nhằm thay đổi thói quen, hướng tới người Việt Nam chỉ dùng hàng Việt Nam được coi là một nỗ lực lớn trong việc khẳng định chất lượng hàng hóa Việt Nam.

Thế nhưng, một nghịch lý từ chính sách ưu đãi thuế, xuất khẩu đang khiến cho người Việt dùng hàng Việt phải... chịu thiệt thòi hơn.

Chỉ ra sự bất hợp lý ngay từ chính sách ưu đãi quá mức cho xuất khẩu, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng cách này đang làm mất niềm tin cho doanh nghiệp trong nước, làm khó cho người tiêu dùng và nông dân trong khi đáng ra đây phải là đối tượng được ưu tiên nhất.

“Mọi ưu đãi đều dành cho xuất khẩu. Chính sách thuế giảm trừ VAT cho hàng xuất khẩu trong khi hàng trong nước cũng như vậy lại không được giảm trừ khiến đẩy giá thành lên cao. Điều này dẫn đến câu chuyện khi các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, với sản phẩm thải loại xuất khẩu không được lại quay về Việt Nam bán với giá cao đôi khi là gấp đôi. Như vậy người trong nước phải dùng sản phẩm lởm hơn với giá cao hơn”, ông Bùi Trinh nói.

Không riêng gì hàng tiêu dùng, với các sản phẩm nông nghiệp như gạo, đường… là những mặt hàng được xem là Việt Nam chủ động sản xuất được nhưng người tiêu dùng cũng phải chịu giá cao hơn so với giá xuất khẩu.

Theo Thái An
Đất Việt
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”