1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Giới tinh hoa của Mỹ nhìn nhận về dịch Corona như thế nào?

(Dân trí) - Một nhà đầu tư lớn chọn cách bay đến Idaho dù có hay không có gia đình mình đi cùng hay một bác sĩ tại Colorado đang hằng ngày phải trấn an tâm lý cho các “thượng đế” giàu có của mình.

Dưới đây là những góc nhìn đa chiều về cách mà tầng lớp tinh hoa ở Mỹ phản ứng với đại dịch Corona.

Giới tinh hoa của Mỹ nhìn nhận về dịch Corona như thế nào? - 1

Giống với hầu hết những công dân Mỹ khác, người giàu, không nghi ngờ gì nữa, cũng đang phải đối mặt với sự bùng nổ của virus corona. Ông Ken Langone, đồng sáng lập của Home Depot, đã theo dõi buổi họp báo của Tổng thống Trump và tự hỏi “liệu truyền thông có đang làm nghiêm trọng hoá các rủi ro của sự việc?” Từ đại bản doanh ở North Palm Beach của mình, ông vẫn không quên thực hiện hai cuộc gọi đã được lên kế hoạch từ trước.

Một là cho các lãnh đạo của NYU Langone Health, và cuộc gọi còn lại là dành cho những nhà khoa học cấp cao tại tổ chức này.

Ông Langone sẽ trở về New York trong tháng này và có một số cuộc hẹn. Nếu ông chẳng may có dấu hiệu cảm sốt, ông vẫn sẽ đến NYU nhưng khẳng định mình không muốn có một hình thức điều trị đặc biệt nào.

Nhiều tỷ phú, các ông chủ ngân hàng và nhiều thành viên của giới tinh hoa Mỹ hiện vẫn đang rất bình thản. Một số khác lại đang rất lo lắng và thậm chí không ngừng rửa tay. Tuy nhiên, giới thượng lưu có thể đã chuẩn bị cho những sự hỗn loạn này từ trước, như các chuyên cơ riêng để làm phương tiện rời khỏi thành phố, những cuộc gọi với các chuyên gia hàng đầu thế giới và được tiếp cận với những biện pháp y tế “đầy sang trọng”.

Jordan Shlain, quản lý tại Private Medical, một dịch vụ y tế cao cấp, cho biết: “Chúng tôi luôn phải trong tình trạng chiến đấu hết công suất”.

Công việc điều trị cũng bao gồm nhiều chuyến bay đến San Francisco, Silicon Valley, Los Angeles và thậm chí là New York.

Tim Kruse, một bác sĩ gia đình tại Aspen, Colorado cho biết: “Các gia đình thượng lưu không hẳn là sẽ phải tiếp cận các mặt hàng mà người thường không thể chạm tới. Nhưng trong đầu họ vẫn quanh quẩn suy nghĩ về việc phải có cho bằng được vaccine chống virus corona. Câu trả lời hiện là không”.

Số ca nhiễm virus corona toàn cầu đã cán mốc 88.000 và hơn 2.900 người đã thiệt mạng. Tổ chức Sức khoẻ Thế giới WHO đã nâng mức cảnh báo cho đại dịch lần này lên ngưỡng “rất cao”. Những nỗi sợ về sự sụp đổ của kinh tế đã bao phủ thế giới, với việc S&P500 có tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Dù vậy, đồng sáng lập của một quỹ đầu tư cho biết, ông sẽ chọn hướng đi khác dù các đồng sự của mình đang chọn cách chui xuống boong-ke để tránh bom. Ông cho biết sẽ bay đến căn nhà ở Italy của mình, một đất nước đang có đại dịch bùng nổ và được khuyến cáo là ít đi lại. Ông thậm chí còn cho biết thêm, sự lo ngại bùng nổ có thể giúp giá máy bay rẻ hơn.

Charles Stevenson, một nhà đầu tư và là thành viên của hội đồng chủ tịch Tập đoàn Park Avenue, hiện vẫn sống ở Southampton. Nhà đầu tư này cho biết: “Tôi chưa thấy có gì đáng lo ngại, đại dịch này vẫn còn cách rất xa tôi. Nếu mọi người trong ngôi làng này mắc phải dịch virus Covid-19, tôi cùng lắm thì sẽ rời khỏi đây và chọn cách bay đến Idaho cùng việc cách ly trong một cabin.”

Ác mộng tại Davos

Tổng thống Trump đã dự đoán virus lần này sẽ tự biến mất “như một phép màu”, trong khi các thành viên Đảng Dân chủ lại yêu cầu nhanh chóng huy động nguồn lực để đảm bảo để tạo được một loại vaccine ở chi phí thấp. Khẩu trang về cơ bản là không hiệu quả toàn diện cho cộng đồng.

Jewel Mullen, Trưởng khoa sức khoẻ tại Đại học Texas, cho biết: “Hàng triệu người Mỹ không thể sở hữu đủ các nhu yếu phẩm, không có việc làm và không đủ điều kiện để gọi bác sĩ dù là với những ngày thông thường. Các nguồn lực như tiền, phương tiện giao thông và thông tin phòng dịch hiện có thể giúp xử lý được tình huống hiện tại và giúp người dân đương đầu với thảm hoạ”.

JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, hiện cũng đã dừng các chuyến đi công tác không cần thiết cho nhân viên. Công ty cũng tham gia vào liên minh các ông lớn đang muốn giới hạn đi lại, phân bổ đội ngũ ra các địa điểm khác nhau hay nhanh chóng cách ly nhân viên có dấu hiệu nhiễm virus.

Jamie Dimon, CEO của ngân hàng, từng nói trước thông báo trên rằng, ông đã nằm mơ thấy cảnh mình và các tỷ phú khác đã nhiễm virus tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thuỵ Sĩ.

“Tôi có một cơn ác mộng tại Davos, rằng tất cả chúng tôi có thể bị nhiễm và rồi khi trở về từ diễn đàn, chúng tôi sẽ lây lan đại dịch này ra. Dù sao đi nữa, nếu điều đó xảy ra thì đại dịch sẽ chỉ giết chết những người trong giới tinh hoa mà thôi.” - ông Dimon phát biểu tại ngày hội nhà đầu tư thường niên của ngân hàng.

Theo Nguyên Hồ

Bloomberg