1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

An Giang:

Giáo viên kiếm lãi bù lương nhờ nghề nuôi ong mật

(Dân trí) - Thầy giáo mạnh dạn nuôi ong mật trong bọng dừa thu gần chục triệu mỗi tháng là thầy Hồ Văn Tạo, ở ấp Quốc Phú, xã Quốc Thái, huyện An Phú - An Giang. Thầy Tạo hiện là giáo viên dạy Hóa học của Trường THCS Quốc Thái.

Được biết, trước khi đến với nghề nuôi ong, thầy giáo Tạo thử nghiệm nuôi nhiều loài vật khác nhưng không mang lại hiệu quả, trong đó cũng có nghề nuôi ong mật.

Riêng nghề nuôi ong mật, thầy giáo Tạo khá vất vả trong việc bắt ong chúa đến việc nuôi dưỡng chúng. “Vì khi đó, mình mất công mấy ngày trời tìm bắt được một ong chúa nhưng khi mang về được 1- 2 ngày là ông chúa chết. Nhưng vất vả hơn nữa là việc dẫn dụ đàn ong về. Khi chúng chịu về rồi thi một hai ngày chúng lại bay đi hết”.

Sau thời gian nghiên cứu, thầy giáo Tạo nghĩ ra mô hình nuôi ong trong bọng dừa độc đáo
Sau thời gian nghiên cứu, thầy giáo Tạo nghĩ ra mô hình nuôi ong trong bọng dừa độc đáo

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Đơn thư khiếu nại, tố cáo “tìm đến” Thanh tra Chính phủ tăng hơn 15% trong tháng 10
* Phó đoàn ĐBQH TP Cần Thơ can thiệp hoãn thi hành cưỡng chế?

* “Sự cố” Ocean Bank không làm khó thanh khoản hệ thống

* Ngành điện được “rót” 500 triệu USD từ vốn vay World Bank

* Mã lớn giảm điểm, VN-Index “đỏ vỏ xanh lòng”

* Người Việt “quán quân” về tiết kiệm ở Đông Nam Á

Sau nhiều lần thất bại, thầy giáo Tạo không nản lòng, tận dụng thời gian nghiên cứu thêm sách vở về tập tính của ong mật, như cách thu phục ong chúa, môi trường sống của đàn ong… Sau đó, thầy giáo Tạo còn tìm thầy học đạo. Cũng may, hồi còn đi học ĐH, thầy giáo Tạo có quen một người bạn học cùng khóa chuyên nuôi ong lấy mật nên nên thầy giáo Tạo tìm đến và được người bạn tận tình chỉ dẫn.

Thông hiểu về cách bắt ong chúa và cách dẫn dụ đàn ong, đặc biệt thầy giáo Tạo nhận ra môi trường sống của đàn ong phải hoang dã, gần tự nhiên… Do vậy, khoảng 2013, thầy giáo Tạo quan sát ở địa phương có nhiều hộ chặt bỏ cây dừa để trồng các loại cây ăn trái khác, đa phần bà con bỏ thân dừa… Thấy vậy, thầy giáo Tạo liền nghĩ đến việc tận dụng thân dừa nuôi ong lấy mật.

Thầy giáo Tạo tiến hành đặt vấn đề với những hộ dân muốn chặt bỏ cây dừa, thầy Tạo đến mua, đa phần người dân cho thầy giáo Tạo, vì một cây dừa bán cũng không được bao nhiêu tiền… Khi có “vật liệu”, thầy giáo Tạo bắt đầu xây nhà cho đàn ong, tuy nhiên để nhẹ công đục thân dừa, tạo bọng cho ong ở, thầy giáo Tạo cắt thân dừa ra thành từng đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 60 -70 cm. Sau đó, thầy giáo Tạo dựng đứng các đoạn dừa lên và tưới nước thường xuyên… Đến khi thân dừa có dấu hiệu mục, thầy giáo Tạo tiến hành đục thân (ở phần đầu trên) tạo thành một khoang rỗng cho ong ở (gọi là bọng dừa). Phần thân dừa gần mặt đất (đầu dưới), thầy giáo Tạo khoét một lỗ nhỏ bằng ngón tay cái để “thông hơi” và cũng là cửa ra vào của đàn ong.

Sau thời gian nghiên cứu, thầy giáo Tạo nghĩ ra mô hình nuôi ong trong bọng dừa độc đáo
Phần trên của đoạn dừa thì khoét lỗ, tạo khoảng trống cho ong mật ở. Phần dưới cùng khoét một lỗ nhỏ để làm cửa ra vào cho đàn ong

Với kỹ thuật nuôi ong trong bọng dừa, ban đầu thầy giáo Tạo chỉ nuôi chỉ 1- 2 đàn nhưng hiện tại số lượng tăng lên đến 30 đàn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Hiện nay, trung bình từ 20 - 25 ngày thầy giáo Tạo sẽ thu hoạch mật một lần. Với 30 ụ dừa của thầy giáo Tạo bình quân sẽ cho thu hoạch khoảng 10 lít mật. Do biết, đàn ong nuôi của thầy giáo Tạo chủ yếu hoàn toàn tự nhiên nên mật bán rất chạy và giá cao, mỗi lít không dưới 800.000 đồng. Tính ra mỗi tháng từ nghề tay trái của thầy giáo Tạo đã “hái” thêm 8 triệu đồng mỗi tháng, ngoài tiền lương nghề giáo.

“Nếu nuôi ong theo kiểu truyền thống trong khuôn gỗ thì chi phí đầu tư cao gấp nhiều lần so với nuôi trong bọng dừa, vì tổn vốn đầu tư ban đầu cho 30 ụ dừa khoảng 300.000 đồng. Đặc biệt nuôi ong trong bọng dừa không tốn nhiều diện tích đất, mình tận dụng đất xung quanh nhà để những ụ dừa nuôi ong và nghề này rất phụ hợp cho công chức, viên chức làm thêm vì ít tốn công chăm sóc”. Thầy giáo Tạo chia sẻ.

Sau thời gian nghiên cứu, thầy giáo Tạo nghĩ ra mô hình nuôi ong trong bọng dừa độc đáo
Thầy giáo Tạo có kế hoạch nâng số đàn ong của mình lên 100 đàn để tăng thêm thu nhập, tạo công việc cho một số lao động địa phương

Sau thời gian gắn bó với đàn ong, giờ đây, đường đi, lối về của “những công nhân cần mẫn không lương” của thầy giáo Tạo, thầy đều tỏ tường, thầy giáo Tạo nói: “Thường thì ong đi lấy phấn hoa rất sớm nhưng hoạt động nhiều nhất là khoảng 8 giờ sáng và trời sụp tối là cả đàn bay hết về tổ. Ong sẽ cho mật nhiều vào tháng 11 cho đến  tháng 5 năm sau, mật nhiều hay ít là phụ thuộc vào lượng hoa nở”.

Giờ đây, trung bình mỗi tháng thầy giáo Tạo lấy được 10 lít mật, thu về trên 8 triệu đồng
Trung bình mỗi tháng thầy giáo Tạo lấy được 10 lít mật, thu về trên 8 triệu đồng

Nguyễn Hành

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”