1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Giám đốc ngành hàng điện tử chia sẻ bí quyết kinh doanh trực tuyến

(Dân trí) - Ở một góc nhìn thực tế và kinh nghiệm “nằm lòng” trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng tại các tập đoàn TMĐT hàng đầu Việt Nam, anh Nguyễn Hữu Huynh đã có những chia sẻ tâm huyết giúp các startup trẻ nhìn nhận rõ hơn về kinh doanh trực tuyến và có thể ứng dụng ngay cho chính bản thân mình.

Với vai trò là giám đốc phát triển kinh doanh của ngành hàng điện tử tại Shopee, anh Nguyễn Hữu Huynh là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược nhằm tăng trưởng doanh thu cũng như tìm kiếm và mở rộng các cơ hội hợp tác cho sự phát triển của công ty. Anh Huynh có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thiết bị điện tử và giải pháp CNTT tại thị trường Đông Dương và gần 5 năm trong ngành TMĐT tại Việt Nam.

Hiện chúng ta có 96 triệu dân nhưng có đến 64 triệu người dùng internet cùng với hơn 50 triệu thuê bao di động, hoạt động mua sắm online trong thời gian trở lại đây cũng sôi động hơn. Liệu đây có phải là cơ hội cho các nhà kinh doanh mở một “start-up” dành cho riêng mình trên các sàn thương mại điện tử?

Anh Nguyễn Hữu Huynh: Theo quan điểm của tôi, đây được xem như là một phương thức kinh doanh mới giúp cho bạn phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng mà không gặp quá nhiều rào cản về chi phí, dịch vụ, hạ tầng,… Giờ đây, không chỉ các nhà bán lẻ, đại lý, nhà phân phối… mà ngay cả từng cá nhân như các bạn nhân viên văn phòng, sinh viên hay chính những bà nội trợ muốn mở “start-up” khá dễ dàng.

Kinh doanh online giúp giảm chi phí vận hành, trưng bày, kho bãi,… vì vậy từ giá bán đến các chương trình khuyến mãi đều có nhiều ưu đãi hơn so với hình thức truyền thống. Đó là lý do vì sao tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử luôn giữ ở mức rất cao trong khoảng 5 năm trở lại đây và dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Anh Nguyễn Hữu Huynh, Giám đốc phát triển kinh doanh của ngành hàng điện tử tại Shopee
Anh Nguyễn Hữu Huynh, Giám đốc phát triển kinh doanh của ngành hàng điện tử tại Shopee

Bản thân anh đã có kinh nghiệm gần 5 năm trong nghề ở riêng lĩnh vực này, anh cảm nhận sự thay đổi của kinh doanh trực tuyến ra sao? Đặc biệt là đối với ngành điện tử tiêu dùng?

Anh Nguyễn Hữu Huynh: Mặc dù mới trải qua 5 năm làm việc trong lĩnh vực này nhưng tôi cảm nhận tương đương với 10 năm làm trong lĩnh vực offline. Mọi thứ thay đổi quá nhanh và “nguy hiểm”.

Với ngành hàng điện tử tiêu dùng cũng vậy, sự thay đổi nhanh về hành vi tiêu dùng, chiến lược mới của các hãng tập trung vào bán hàng trên các kênh thương mại điện tử, các nhà bán lẻ truyền thống cũng có sự thay đổi mạnh mẽ khi hợp tác chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Đơn cử như tại Shopee, các thương hiệu công nghệ như Xiaomi, Asus, Nokia… sẵn sàng đầu tư mạnh tay, mang đến các chương trình ưu đãi hay sản phẩm độc quyền dành riêng cho khách hàng.

Minh chứng rõ ràng nhất là sự gia tăng theo cấp số nhân về doanh số của các hãng, nhà bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm 2018, điển hình có những thương hiệu điện thoại lớn tập trung 100% vào kênh bán hàng online.

Phần lớn khách hàng thay đổi thói quen mua sắm, họ chọn kênh online là do những tiện ích như: sự chủ động về thời gian, ưu đãi về giá cả, các chính sách hậu mãi và đặc biệt là có rất nhiều ưu đãi độc quyền từ brand và sàn TMĐT dành cho khách hàng online. Như tại Shopee mall, nơi mà khách hàng có thể tiếp cận được top brand trên thị trường với các ưu đãi về giá cả, khuyến mãi cũng như các chương trình ra mắt sản phẩm mới.

Chỉ với một click chuột trên website hoặc app của các sàn thương mại điện tử, là khách hàng có thể nhận sản phẩm cần mua dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào với dịch vụ giao hàng tận nơi, giao hàng 4h, 24h,... Những tiện ích này đang từng bước tạo sự thay đổi lớn trong thói quen mua sắm tiêu dùng hàng ngày của đại đa số khách hàng ở bất cứ tầng lớp nào.

Người mua thì dần dịch chuyển sang mua sắm online, người bán thì được các nền tảng hỗ trợ ngày một nhiều hơn, vậy trong quá trình kinh doanh trực tuyến nhà bán hàng cần lưu ý điều gì?

Anh Nguyễn Hữu Huynh: Thị trường TMĐT Việt Nam rất tiềm năng nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro, thách thức. Văn hóa tiêu dùng có thể là yếu tố cần được quan tâm nhất trong quá trình kinh doanh trực tuyến, ngoài ra các vấn đề như danh mục sản phẩm chất lượng kèm theo giá cả hợp lý, đội ngũ quản lý vận hành hiệu quả, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ với các sàn thương mại điện tử triển khai chương trình khuyến mãi để cung cấp đến khách hàng các sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp kèm theo dịch vụ hậu mãi tốt nhất.

Để phát triển mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến, ngoài vai trò quan trọng của việc hợp tác với các sàn thương mại điện tử, các nhà bán hàng cần chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý vận hành, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng, cập nhật xu hướng tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng danh mục sản phẩm…

Nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này nhưng ngần ngại chưa biết lựa chọn sàn thương mại điện tử nào cho phù hợp. Anh có lời khuyên gì không?

Anh Nguyễn Hữu Huynh: Theo tôi thì các bạn nên chọn sàn thương mại điện tử uy tín, lượt truy cập hàng ngày cao, lượt sử dụng apps thường xuyên, đội ngũ hỗ trợ chất lượng, có thị trường rộng lớn, có nhiều đối tác lớn uy tín, được khách hàng đánh giá và tin dùng. Ngoài ra cần lưu ý về các vấn đề như sự hỗ trợ tài chính, các dịch vụ đảm bảo, chính sách bảo vệ nhà bán hàng... Nếu bạn chọn sàn TMĐT Shopee thì với tư cách là Giám đốc phát triển kinh doanh tại Shopee, tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn trong suốt quá trình hợp tác.

Hiện nay, Shopee đã thu hút được gần như toàn bộ các thương hiệu lớn tại thị trường Việt Nam, đưa sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu hàng đầu đến tận khắp mọi nhà với chi phí hợp lý và dịch vụ tiện lợi. Không những vậy, hàng triệu nhà bán hàng cá nhân, cửa hàng, đại lý, siêu thị đang hợp tác và phát triển hoạt động kinh doanh của họ cùng Shopee.

Shopee cũng giúp các nhà bán hàng tiếp cận lượng khách hàng lớn từ mọi miền đất nước cũng như cơ hội giúp bạn tiếp cận các sản phẩm chất lượng với dịch vụ phù hợp và tiện lợi với cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nếu với một người chập chững bước vào nghề kinh doanh và đặc biệt là ở mặt hàng điện tử tiêu dùng - một trong những ngành hàng “nóng hổi” trên Shopee nói chung và nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng, họ sẽ phải bắt đầu từ đâu?

Anh Nguyễn Hữu Huynh: Theo tôi thì những khó khăn đối với các nhà bán hàng trực tuyến thường gặp đó là quá trình tương tác ban đầu với các nền tảng thương mại điện tử; Nhân sự quản lý triển khai; Yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ hàng hóa cũng như tổ chức vận hành của các sàn; Sự cạnh tranh khốc liệt từ những nhà bán hàng khác; Sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ.

Nếu bạn mới tham gia bán hàng online với ngành hàng điện tử trên Shopee thì theo tôi các bạn nên: Tìm hiểu cách thức hợp tác, các quy định liên quan về sản phẩm, dịch vụ, thanh toán, triển khai, quản lý vận hành sản phẩm... với Shopee; chuẩn bị hàng hóa, sản phẩm muốn kinh doanh, nhân sự triển khai; tải App Shopee về, đăng ký và sau đó bạn có thể bắt đầu kinh doanh. Shopee có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm để hỗ trợ các bạn tất cả các vướng mắc và khó khăn trong quá trình hợp tác bán hàng với Shopee.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!

H.Nguyễn (Thực hiện)