1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Eximbank nhận được 8 hồ sơ ứng cử nhân sự

(Dân trí) - Theo tài liệu cổ đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã nhận được 8 hồ sơ đề cử, ứng cử nhân sự của 8 ứng viên dự kiến bổ sung vào hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020.

Căn cứ danh sách nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020 đã được cổ đông đề cử, ứng cử, hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng sẽ xem xét và trình xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước thông qua.

Trước đó, Eximbank đã công bố gia hạn thời gian nhận hồ sơ tham gia ứng cử, đề cử ứng viên để bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 đến cuối ngày 14.07.2016.

Theo thông tin vừa công bố, ngân hàng này cũng đã quyết định thành lập “Ban thẩm tra tư cách cổ đông Eximbank” để chuẩn bị cho đại hội cổ đông lần 3 diễn ra vào ngày 2/8 tới đây.

Các thành viên trong Ban thẩm tra gồm có: ông Trần Lê Quyết - Trưởng Ban; bà Lê Thị Hoa - Phó trưởng Ban; ông Nguyễn Văn Thủy - Ủy viên; ông Lê Dũng Sĩ - Ủy viên. Theo đó, Ban kiểm tra tư cách cổ đông có quyền huy động bộ phận giúp việc là CBNV Eximbank được trang bị hệ thống máy tính, máy in, máy quét để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Quyền và nghĩa vụ của Ban thẩm tra tư cách cổ đông gồm: Kiểm tra tư cách cổ đông đến dự đại hội có quyền dự đại hội tại ngày chốt danh sách cổ đông có quyền dự đại hội và hồ sơ đăng ký tham dự đại hội theo quy định, quy chế tiến hành ĐHCĐ; Giám sát việc làm thủ tục đăng ký, nhập dữ liệu cổ đông dự họp…


Theo tài liệu cổ đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đã nhận được 8 hồ sơ đề cử, ứng cử nhân sự của 8 ứng viên dự kiến bổ sung vào hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo tài liệu cổ đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) đã nhận được 8 hồ sơ đề cử, ứng cử nhân sự của 8 ứng viên dự kiến bổ sung vào hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020.

Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ thường niên lần 2 của Eximbank, nhiều cổ đông đã có ý kiến về tờ trình số lượng thành viên HĐQT tối đa là 9 hoặc 11 người.

Eximbank cũng gửi tờ trình cổ đông về mức thù lao của HĐQT năm 2016 là 10 tỷ đồng. Theo tờ trình, trong năm 2016, HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) cần tập trung thiết lập và thực thi các đề án tái cấu trúc và phát triển chiến lược Eximbank trong ngắn, trung và dài hạn nhằm phát triển Eximbank minh bạch, ổn định và vững mạnh.

HĐQT Eximbank cũng trình kế hoạch lợi nhuận dự kiến năm 2016 với tổng tài sản là 134.000 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2015; huy động vốn là 108.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2015; tăng trưởng tín dụng 100.000 tỷ đồng, tăng 4%; lợi nhuận trước thuế đạt 400 tỷ đồng, nợ xấu dưới 3%.

Với kế hoạch lợi nhuận 400 tỷ đồng trong năm 2016, Eximbank liệu có lạc quan, khi năm 2015 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 61 tỷ đồng và sau thuế là 40 tỷ đồng? Trong đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 1.434 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 của Eximbank, thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh phần lợi nhuận chưa phân phối đến thời điểm cuối năm 2014 của ngân hàng này còn âm 834,56 tỷ đồng. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm của ngân hàng này cũng âm 817,47 tỷ đồng.

Trước đó, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM đã quyết định đưa cổ phiếu EIB của Eximbank vào diện bị cảnh báo từ ngày 8/4. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2014 và 2015 đều là số âm.

Cụ thể, trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2014 của công ty, khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận 114,01 tỷ đồng, trong đó LNST cả năm 2014 đạt 56,08 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2015, khoản mục số 41, có điều chỉnh một số nội dung theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.

An Hạ