1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê-Hà Tĩnh đã làm được gì?

Mỏ quặng sắt Thạch Khê đã được nghiên cứu để tìm cách đưa vào sử dụng cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam cách đây 57 năm (từ năm 1960). Sau thời gian dài nghiên cứu tỷ mỷ, được các hội đồng trong nước và quốc tế tiến hành thẩm định, được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, nay việc triển khai Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.


Quá trình khảo sát, nghiên cứu mỏ sắt Thạch Khê đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng

Quá trình khảo sát, nghiên cứu mỏ sắt Thạch Khê đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng

Những kết quả khảo sát ban đầu

Việc khảo sát, nghiên cứu mỏ quặng sắt Thạch Khê đã có một quá trình nghiên cứu khá công phu từ những năm 60. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ 1960 – 1964, các đoàn địa chất đã phát hiện, tiến hành khoan kiểm tra và đo địa vật lý để xác định sơ bộ điều kiện địa chất khu mỏ. Ở giai đoạn 1970 – 1985: các chuyên gia địa chất Liên Xô và các đoàn địa chất Việt Nam đã thực hiện khoan thăm dò như sau: i) từ 1971-1974 đã thăm dò tìm kiếm; ii) từ 1978-1980 thăm dò sơ bộ; iii) từ 1981-1984 thăm dò tỷ mỷ; iv) từ 8/1984 - 2/1985: Lập báo cáo kết quả thăm dò tỷ mỷ.

Kết quả khảo sát thăm dò thời kỳ đó đã cho một số thông số rất giá trị: Quá trình khảo sát thăm dò từ 1960 – 1985 đã thực hiện khoan 348 mũi với tổng chiều dài 65.000m, xét nghiệm hơn 15.000 mẫu bao gồm quặng, nước, đất đá các loại và thu được kết quả:+ Thân quặng dài: 3.000 m; Sâu: 750 m; Rộng: 200 – 600 m. Trữ lượng của mỏ được xác định lúc đó khoảng 544 triệu tấn, jàm lượng: 60 – 72% Fe. Các mẫu nước đều là nước ngọt. Và đáng chú ý, các chất độc hại đều nằm dưới ngưỡng cho phép (Dự án không dùng bất cứ loại háo chất nào)

Quá trình nghiên cứu khả năng khai thác, tuyển quặng

Sau thời gian trêm, quá trình nghiên cứu khả năng khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê cũng bắt đầu được thực hiện. Trong giai đoạn 1985 – 1987: các chuyên gia mỏ và luyên kim Liên Xô đã lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật (TEO) liên hợp thép tại Hà Tĩnh bao gồm Dự án khai thác, tuyển mỏ Thạch Khê công suất 3 triệu tấn/năm và Dự án luyện gang lò cao và sản xuất thép với công suất 1,5 triệu tấn/năm.

Bước sang giai đoạn 1990–1997, cơ quan chức năng đã mời các tổ chức tư vấn nước ngoài thực hiện. Cụ thể, các năm 1990-1991 Liên công ty Krupp - Lohrho Pacific lập Báo cáo tiền khả thi khai thác mỏ với công suất 10 triệu tấn tinh quặng/năm.

Năm 1991 nhóm các công ty của Nhật Bản (Mitsui, Nichimen và Nissho Iwai) đứng đầu là Công ty Nippon Steel lập Báo cáo tiền khả thi khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê với công suất 5 triệu tấn/năm.

Sau đó, năm 1992 UNIDO lập Báo cáo: nêu ra 3 phương án cơ cấu sản phẩm và đã chọn phương án 2 với công suất 10 triệu tấn/năm. Tháng 5/1994 Công ty Tư vấn kỹ thuật Dr. Otto Gold lập "Báo cáo đánh giá địa chất và chất lượng mỏ quặng sắt Thạch Khê".


Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê-Hà Tĩnh đã sẵn sàng để triển khai 

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê-Hà Tĩnh đã sẵn sàng để triển khai 

Đến tháng 7/1994 Công ty Rheinbraun Engineering (RE) của LB Đức lập Dự án tháo khô mỏ bằng phương pháp mô hình hóa và lỗ khoan hạ thấp nước ngầm. Báo cáo của RE cho thấy vấn đề nước ngầm và nước mặt hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Còn từ 1995-1997 tổ hợp Consortium gồm các nhà tư vấn mỏ và luyện kim của Krupp (Đức), Tập đoàn mỏ Genco (Nam Phi) và Mitsubishi (Nhật Bản) phối hợp thực hiện: (1) Lập Báo cáo khả thi chi tiết (DFS) Dự án khai thác mỏ Thạch Khê công suất 10 triệu tấn/năm, sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu;(2) Khoan thêm 21 lỗ khoan để lấy mẫu kiểm tra số liệu và kiểm chứng đánh giá tài liệu địa chất vùng mỏ do Liên Xô và Việt Nam thực hiện trước đây; (3) Lấy 65 tấn mẫu quặng sắt gửi sang Đức nghiên cứu luyện kim.

Cho đến giai đoạn 2001- 2004: Viện Quản lý mang tên V. A. Trapeznikov thuộc Viện hàn lâm khoa học LB Nga chủ trì (tham gia có Viện tuyển khoáng Mekhanobr, Viện Kim loại đen Maxcova - SNITRERMET, Viện Khoa học mỏ Giproruda và Viện tháo khô mỏ VIOGEM) thực hiện: i) Nghiên cứu 4 tấn mẫu quặng (về công nghệ tuyển, vê viên và thiêu kết để giảm hàm lượng kẽm (Zn) đảm bảo tiêu chuẩn quặng sắt xuất khẩu; ii) Lập PrFS Dự án khai thác mỏ Thạch Khê công suất khai thác 5 triệu tấn quặng/năm để sản xuất quặng thiêu kết (PA1) và phương án (PA2) để sản xuất quặng vê viên cho luyện gang lò cao.

Giai đoạn 2005 – 2008: phía LB Nga do Viện Giproruda chủ trì (tham gia có Viện Mekhanobr, VIOGEM) và phía Việt Nam có Viện KHCN Mỏ Luyện kim tiến hành lập Báo cáo khả thi (FS) khai thác, tuyển mỏ Thạch Khê với công suất khai thác giai đoạn I là 5 triệu tấn quặng/năm, giai đọan II là 10 triệu tấn quặng/năm để cung cấp cho các nhà máy thép liên hợp trong nước và xuất khẩu.

Tiếp theo, đến giai đoạn 2008 – 2013: Công ty Tư vấn Đầu tư – TKV chủ trì tham gia có Viện VIOGEM (LBNga), Viện KHCN Mỏ Luyện kim cung các tổ chức tư vấn liên quan đã thực hiện: (1) Lập Dự án điều chỉnh Báo cáo khả thi (FS) khai thác, tuyển mỏ Thạch Khê; (2) Lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thi công Dự án mỏ Thạch Khê công suất khai thác giai đoạn I là 5 triệu tấn quặng/năm, giai đọan II là 10 triệu tấn quặng/năm để cung cấp cho nhu cầu luyện kim trong nước; (3) Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); (4) Thực hiện các nghiên cứu khác liên quan để làm rõ tài liệu địa chất và địa chất thủy văn... để làm cơ sở cho thiết kế khai thác mỏ và tuyển quặng sắt.


Nhiều chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê

Nhiều chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê

Những điểm đáng chú ý nhất về dự án mỏ sắt Thạch Khê

Ngày 24/02/2009, Bộ Tài nguyên và môi trường đã cấp giấy phép khai thác số 222/GP-BTNMT cho Công ty CP Sắt Thạch Khê. Theo đó, tại dự án này, trữ lượng quặng khai thác được xác định vào khoảng: 370 triệu tấn; Khối lượng đất đá bốc xúc: 651 triệu m3 .Hệ số bóc là 1,76 m3/tấn.

Đáng chú ý, công suất thiết kế mỏ được xác định: Giai đoạn 1: 5 triệu tấn quặng/năm, kéo dài 7 năm, khai thác đến độ sâu -145m; Giai đoạn 2: 10 triệu tấn quặng/năm trong 34 năm, khai thác đến độ sâu -550m.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án được xác định là 4.821 ha Trong đó: Khai trường 527 ha; bãi thải 1.991 ha (gồm 923 ha lấn biển); kho chứa quặng 64 ha…Đáng lưu ý, tổng mức đầu tư dự án được xác định vào khoảng 14.000 tỷ đồng.

Dự án được xác định rất hiệu quả với số thuê thu khoảng 9 tỷ USD

Theo tính toán trong báo cáo, chỉ số IRR của dự án đạt 15,7% (tính theo giá quặng 50 USD/tấn) nên dự án có hiệu quả kinh tế. Số liệu cập nhật tháng 3/2017 cho kết quả IRR của Dự án đạt 32% (tính theo giá quặng tại thời điểm đó là 75 USD/tấn).

Đáng chú ý nhất, theo xác định của cơ quan nhà nước, các chuyên gia kinh tế, cả đời Dự án sẽ nộp ngân sách 9 tỷ USD. Giai đoạn 1 nộp 2000 tỷ/năm, giai đoạn 2 nộp 4000 tỷ/năm.

Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài cho cơ sở luyện kim trong nước theo Quy hoạch ngành đã được phê duyệt; giảm nhập khẩu quặng sắt từ nước ngoài; góp phần phát triển ngành thép Việt Nam với các sản phẩm thép chất lượng cao (thép dài và thép dẹt cán nóng); đóng góp vào GDP 0,3 ÷ 1%. Đồng thời, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển; tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 3.500 lao động và gián tiếp cho hàng nghìn lao động khác.

Từ chỗ xác định dự án có hiệu quả, năm 2007, Công ty CP sắt Thạch Khê (TIC) đã được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2803000375 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp. Sau 10 năm hoạt động, Công ty đã làm được một số việc trong dự án là: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định; giải phóng mặt bằng 865,8 ha.; Bóc đất tầng phủ 12,7 triệu m3; nộp ngân sách Nhà nước 253 tỷ đồng.

Hiện trạng pháp lý triển khai dự án mỏ Thạch Khê

Để đi tới việc chuẩn bị khai thác mỏ Thạch Khê, đã có một khối lượng công việc lớn được thực hiện nhất là về thủ tục pháp lý. Từ năm 2007 đến nay, đã có nhiều giấy tờ, thủ tục, văn bản được hoàn thành phục vụ việc triển khai dự án. Bao gồm: Giấy chứng nhận ĐKKD do Sở KHĐT Hà Tĩnh cấp lần đầu số 2803000375 ngày 02/4/2007; thay đổi lần 3, ngày 21/4/2016- Giấy CN đăng ký DN Công ty cổ phần, mã số DN: 3000408242; Giấy chứng nhận đầu tư dự án số 2812000037, ngày 24/12/2008 do UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp.

Dự án cũng đã có Giấy phép khai thác số 222/GP-BTNMT ngày 24/02/2009 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.


Dự án mỏ sắt Thạch Khê đã được chuẩn bị khá đầy đủ về các thủ tục pháp lý

Dự án mỏ sắt Thạch Khê đã được chuẩn bị khá đầy đủ về các thủ tục pháp lý

Về đánh giá tác động môi trường dự án này đã nhận được: Quyết định Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2332/QĐ-BTNMT ngày 07/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê điều chỉnh số 1753/QĐ-BTNMT ngày 23/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Giấy phép xả thải số 153/GP-BTNMT ngày 25/01/2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã được cấp đối với Đề án xả thải của Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê điều chỉnh;Giấy đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cấp ngày 08/9/2010.

Để có được các văn bản trên, TKV và TIC phối hợp với các bộ đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo bao gồm các nhà khoa học về khai thác mỏ, địa chất, thủy văn, môi trường, kinh tế... TKKT của Dự án đã được thẩm định bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn CBM - CHLB Đức và Hội đồng thẩm định Bộ Công Thương. Bộ Công Thương đã thông qua TKKT Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh (điều chỉnh) tại văn bản số 2801/BCT-CNNg ngày 31/3/2016;

HĐQT của TIC đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán XDCT của Dự án tại Quyết định số 05/QĐ-HĐQT ngày 29/4/2016.

Như vậy, thủ tục pháp lý của Dự án đã rất đầy đủ, sẵn sàng để triển khai.

UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn băn khoăn điều gì ?

Tuy nhiên, đáng chú ý, từ sau khi thảm họa môi trưởng biển Formosa xảy ra, tại các cuộc họp về Dự án sắt Thạch Khê, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh luôn nêu ra những lo lắng, băn khoăn. Thứ nhất, về vấn đề tiêu thụ quặng sắt, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ KH&ĐT cho rằng quặng sắt Thạch Khê có hàm lượng kẽm cao, đầu ra sản phẩm chưa rõ ràng.

Về vấn đề khai thác, 2 cơ quan trên cho rằng điều kiện khai thác khó khăn nhưng Dự án lại sử dụng công nghệ khai thác truyền thống, lạc hậu. Lớp phủ chủ yếu là đất đá mềm yếu nên nguy cơ sạt lở tầng khai thác và bờ mỏ cao, đặc biệt khi trong khu vực từng xảy ra động đất 6 độ richte.

Đáng nói nhất là về vấn đề môi trường, cả UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ KH&ĐT lo ngại về Hang động Karst: chưa xác định được số lượng và các vị trí cụ thể của hang Karst và giải pháp xử lý. 2 cơ quan này cũng cho rằng, suy thoái nguồn nước ngầm khu vực, xâm nhập mặn, sa mạc hóa: Dự án sẽ gây ra sự suy giảm, thậm chí cạn kiệt nước ngầm, gây xâm nhập mặn, hoang mạc hóa, sụt lở đất ở phạm vi rộng (kể cả thành phố Hà Tĩnh khoảng cách đến mỏ chưa đến 6 km).

Các cơ quan cũng lo ngại về việc xây dựng đê lấn biển sẽ làm ảnh hưởng đến dòng hải lưu, dòng chảy dọc bờ, hệ môi trường sinh thái biển. hay việc Nước thải mỏ không qua xử lý được đổ trực tiếp ra biển với khối lượng vô cùng lớn, ảnh hưởng trên phạm vi rộng, có thể gây ra thảm họa môi trường biển. Các cơ quan này cũng cho rằng: vùng ven biển Hà Tĩnh có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão cấp 15, 16; nước dâng trong bão có thể lên đến trên 4,5m, , nguy cơ xảy ra thảm họa hoàn toàn có thể xảy ra.

Đáng chú ý nữa, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ KH&ĐT tỏ ý quan ngại về vấn đề vận chuyển quặng. Các cơ quan đầu mối này cho rằng, phương án sử dụng ô tô để vận chuyển đất đá và quặng trong mỏ trong điều kiện hạ tầng hiện nay không đảm bảo.

Về vận chuyển quặng bằng đường bộ, họ cho rằng, bới nhu cầu vận chuyển quặng giai đoạn I là 5 triệu tấn/năm (tần suất 5 phút/chuyến xe tải trọng 40 tấn) từ mỏ Thạch Khê đến Vũng Áng, thì khả năng chịu tải đường bộ không thể đáp ứng, nguy cơ mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường rất cao. Vận chuyển quặng bằng đường biển: các cơ quan trên cũng lo Thạch Hải là vùng biển ngang, ven bờ cạn và thoải nên đầu tư cảng biển cần nguồn vốn lớn, không hiệu quả kinh tế.

UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ KH&ĐT cũng đặt câu hỏi về vấn đề năng lực nhà đầu tư: Các cổ đông của TIC mới góp được 1.809 tỷ đồng/2.033 tỷ đồng số cần phải góp để đủ vốn đối ứng 30% cho Dự án. Thực tế này cho thấy tiềm lực tài chính của các cổ đông đang còn là vấn đề lớn.

Cổ đông TIC: Những vấn đề mà UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ KH&ĐT lo ngại là không đáng lo

Tuy nhiên, vớ một số cổ đông của TIC, tất cả các vấn đề trên đều đã được xem xét kỹ lưỡng trong dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường, thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của Dự án và đều có những giải pháp phù hợp.

Tại các cuộc họp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Chính phủ, chủ đầu tư đều đã có văn bản giải trình chi tiết, có thể tóm tắt như sau: Về thị trường tiêu thụ quặng sắt, tại văn bản số 101/CV-HP ngày 19/10/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Hòa Phát đã khẳng định sử dụng được 100% quặng sắt Thạch Khê và cam kết mua hết quặng sắt Thạch Khê theo giá thị trường. Ngoài ra còn nhiều đơn vị khác cũng quan tâm, đăng ký mua quặng của Thạch Khê.

Về trình độ công nghệ khai thác, chế biến, TIC cho rằng: Dự án áp dụng phương pháp khai thác mỏ Lộ thiên, với công nghệ được áp dụng phổ biến trên thế giới, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại của các nước G7. Quá trình thử nghiệm bóc đất tâng phủ cũng cho thấy: Điều kiện khai thác không gặp nhiều khó khăn như lo lắng ban đầu, lượng nước ngầm chảy vào moong thực tế chỉ bằng 1/3 so với tính toán.

Các công trình của mỏ được tính toán với hệ số an toàn n = 1,5 ÷ 2, chịu được địa chấn đến cấp 8 (tương đương 7 độ richter). Ở những nơi đất đá mềm yếu, bờ mỏ được thiết kế với độ cao tầng 12 m, góc nghiêng 25o, mặt tầng công tác 40m, mặt tầng kết thúc 20 – 25m, đảm bảo không bao giờ xảy ra sạt lở bờ mỏ.

Nhà máy luyện thép: Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh số 447/TB-VPCP ngày 21/9/2017 đã nêu rõ: “Không xây dựng nhà máy thép ở đây.”

Về độ an toàn và đảm bảo môi trường, cụ thể như hang Karst, TIC cho rằng, Khảo sát bằng địa vật lý và khoan thăm dò đều cho thấy chỉ có các túi nước ngọt, không có hiện tượng hang Karst thông từ biển vào mỏ. Các giải pháp thăm dò và xử lý túi nước cũng như hang Karst nếu có đã được nêu rõ trong Dự án.

Về suy thoái nguồn nước ngầm khu vực, xâm nhập mặn, sa mạc hóa:Theo tính toán của Viện tháo khô mỏ VIOGEM - CHLB Nga khu vực bị hạ mực nước ngầm có bán kính tối đa 3,1 km tính từ trung tâm mỏ. Để khắc phục ảnh hưởng này, Dự án đưa ra các giải pháp: Giải phóng mặt bằng toàn bộ phạm vi bị ảnh hưởng của hạ mực nước ngầm; nước bơm từ mỏ được tái sử dụng phục vụ sản xuất và tưới tiêu; xây dựng Nhà máy nước Thạch Trị và hệ thống nước sạch Thạch Bàn.

Trong các cuộc họp trước, tất cả các nhà khoa học về địa chất thủy văn đều khẳng định không thể suy thoái nước ngầm hay sa mạc hóa đến tận thành phố Hà Tĩnh như UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu.

Về xây dựng bãi thải ngoài biển, vấn đề này được báo cáo như sau: Bãi thải ngoài biển được đơn vị Tư vấn tính toán, đưa ra giải pháp thiết kế kiên cố đảm bảo an toàn. Phương án thi công đã được nêu rất rõ, chi tiết trong Thiết kế cơ sở và Thiết kế kỹ thuật đã được thẩm tra/thẩm định, phê duyệt.

Bờ Bắc của bãi thải lấn biển được thiết kế vát từ Bắc vào Nam để đón dòng nước từ Cửa Sót (phía Bắc) tránh hiện tượng xói lở và ảnh hưởng bởi dòng hải lưu.


Mặc dù đến nay UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn nhiều băn khoăn nhưng các băn khoăn này đều được giải đáp

Mặc dù đến nay UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn nhiều băn khoăn nhưng các băn khoăn này đều được giải đáp

Về đổ nước thải mỏ ra biển, theo các thành viên của TIC, Tất cả các nguồn nước thải đều được xử lý đảm bảo trước khi thải ra môi trường (không có chuyện không qua xử lý như ý kiến của UBND tỉnh Hà Tĩnh). Phần lớn nước trong khu vực mỏ đã được tái sử dụng phục vụ sản xuất, tưới tiêu và nhà máy nước sạch Thạch Bàn nên lượng nước thải xả ra biển không nhiều, không có chuyện ảnh hưởng trên phạm vi rộng. Nước bơm từ moong khai thác là nước tự nhiên, Dự án lại không sử dụng bất cứ hóa chất nào nên không thể xảy ra thảm họa môi trường biển. TIC đang làm thủ tục đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động kết nối với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh.

Về phương án ứng phó với nước biển dâng, bão, siêu bão, sóng thần: Các công trình xây dựng của mỏ, tính ổn định bờ mỏ và tầng khai thác đã tính với khả năng chịu động đất theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành (chịu được động đất 7,5 độ richte).

Bãi thải lấn biển có độ cao +25m, được thiết kế kiên cố sẽ là bức tường chắn an toàn khi có hiện tượng nước biển dâng, bão hay sóng thần (trong khi sóng thần ở bờ biển Hà Tĩnh tối đa chỉ cao 8m).

Nói rõ hơn về phương thức vận chuyển quặng, cụ thể như Phương án vận tải trong mỏ, TIC cho biết, việc sử dụng xe khung động, bánh xe lớn có thể chạy trên mọi địa hình, đã và đang được sử dụng hiệu quả trong các mỏ khai thác xuống sâu lớn trên thế giới. Hệ thống đường giao thông trong mỏ đã được thiết kế đầy đủ trong Dự án đầu tư và Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.

Ngoài ra, về phương án vận chuyển quặng sắt bằng đường bộ và đường biển: Theo tính toán, lưu lượng ô tô tối đa có thể lưu thông từ Thạch Khê đến Vũng Áng là 100 xe/5 phút. Thực tế, lưu lượng xe trên tuyến đường này mới chỉ là 10 xe/5 phút nên mỏ Thạch Khê vận chuyển quặng với tần suất 1 xe/5 phút là hoàn toàn bình thường.Ngoài ra, có thể vận chuyển qua hai tuyến đường Quốc lộ đi qua cạnh Dự án là (i) Quốc lộ 15B nối Quốc lộ 1A và (2) Tuyến đường quốc lộ ven biển từ Thạch Khê – Vũng Áng (đã được đầu tư xây dựng với mục tiêu đầu tư chính là phục vụ mỏ sắt Thạch Khê). Cảng biển sẽ tận dụng tuyến đê chắn sóng của bãi thải lấn biển nên vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả

Đáng chú ý, đáp lại những quan ngại về năng lực nhà đầu tư, chủ đầu tư cho biết, theo Dự án được duyệt, nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn I là 6.777 tỷ đồng. Trong đó: 30% vốn góp của các cổ đông; 70% vốn vay và nguồn huy động khác.

Trong số 30% vốn góp của các cổ đông, hiện các cổ đông đã góp 1.809,09 tỷ đồng, còn thiếu 224,14 tỷ đồng. Số còn thiếu này chủ yếu thuộc trách nhiệm của cổ đông Mitraco – công ty trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh; hai cổ đông TKV và Thăng Long đều đã có công văn đề nghị được góp thay.

Hiện nay các cổ đông đã góp 1.809,09 tỷ đồng, còn thiếu 224,14 tỷ đồng, TKV và Thăng Long đã có công văn đề nghị được góp thay. Trong các cổ đông của TIC, cổ đông Mitraco – công ty trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh ban đầu chiếm 24%, số vốn điều lệ phải góp là 576 tỷ đồng. Nhưng đến nay Mitraco mới nộp được 179 tỷ, trong đó chỉ có 55 tỷ đồng nộp bằng tiền, còn lại là góp bằng các tài sản khác, ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án.

Như vậy, nguồn vốn thực hiện Dự án đã được chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo huy động đủ ngay khi Chính phủ cho phép triển khai Dự án.

Phần vốn vay, TIC đã làm việc với ngân hàng BIDV, đơn vị tư vấn huy động vốn BSC và đã đạt được chủ trương tài trợ vốn giai đoạn I, đang chờ Dự án được phép triển khai sẽ ký hợp đồng vay.

Với tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án 6.777 tỷ đồng thì việc huy động vốn đầu tư khi dự án được khởi động lại là đảm bảo khả thi.

"Hiện nay, Dự án đang tạm dừng, do đó TIC chưa bố trí vốn và không có cơ sở để tiếp tục thực hiện các công trình an sinh xã hội và tái định cư dở dang như ý kiến của Hà Tĩnh nêu ra", ông Hùng nói.

Nguyễn Hà