1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Đồng rúp Nga mất giá: Có nên đổi mệnh giá?

Khi đồng rúp Nga mất giá, đã có ý kiến nên đổi mệnh giá đồng rúp (RUB). Hồi đầu tháng 12, Hạ nghị sĩ Roman Khudyakov gợi ý nên đổi mệnh giá để không tác động mạnh đến dân thường.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Nhưng các nhà kinh tế học phản đối, nói đổi mệnh giá trong tình hình hiện nay là “vô ích, hoàn toàn ngu ngốc”, theo Konstantin Sonin, phó hiệu trưởng đại học Higher School of Economics.

Ông nói: “Nếu chúng ta có lạm phát 1.000%/năm, thì sẽ tốt nếu gạt bỏ vài số 0”, trong khi tỉ lệ lạm phát hiện vẫn dưới 10 %, dù mức lạm phát tăng trong năm nay.

Năm 1998, đã có 3 số không bị “chặt” (đúng theo nghĩa tiếng Nga của đồng rúp, vốn tách khỏi loại tiền hryvna hồi thời trung cổ) do lạm phát nhanh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, ngành tài chính Nga luôn có những nỗ lực kiểm soát giá trị đồng rúp, lúc thành lúc bại.

Năm 1998, Nga xài cạn nguồn dự trữ ngoại tệ để bảo vệ đồng rúp Nga mất giá, dẫn đến lạm phát cao.  

Năm 2008, Nga cũng áp dụng bài bản này nhưng thành công trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi CBR tung ra 200 tỉ USD để giảm tốc sự mất giá của đồng tiền Nga.

Nhưng ngày 10.11, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Nga, CBR tuyên bố thả nổi đồng rúp.

Nếu Nga không tái áp dụng các biện pháp can thiệp, một tỉ giá hối đoái thả nổi sẽ khiến ngân sách Nga có thể dễ dàng đối phó với giá dầu bất ổn hơn.
 
Dân Nga bắt đầu lo vì giá sinh hoạt tăng
Dân Nga bắt đầu lo vì giá sinh hoạt tăng
 
Ai “giết” đồng rúp Nga?

Vài năm gần đây, các quan chức Nga cũng tìm cách nâng giá trị đồng rúp với thế giới, như năm 2009, Tổng thống Nga lúc ấy là ông Medvedev thúc đẩy để đồng rúp trở thành một đồng tiền dự trữ của quốc tế. Ông phê phán việc thế giới lệ thuộc đồng USD.

Điện Kremlin cũng thúc đẩy kế hoạch lập một trung tâm tài chính toàn cầu ở Moscow và năm ngoái, CBR lập một biểu tượng chính thức cho đồng rúp.

Trong tình hình hiện nay, giáo sư sử học hưu trí Sergei Sorokoumov là người buồn nhất. Ông từng bỏ ra 25 năm để nâng tầm tự hào dân tộc Nga qua đồng rúp. Ông nói đồng tiền là “biểu tượng quốc gia cổ nhất của Nga”, có ý nghĩa quan trọng cho bản sắc Nga chẳng kém tiếng Nga.

Năm 2004, thành phố Dimitrovgrad (nam Nga, gần sông Volga) dựng tượng tôn vinh đồng rúp, theo gợi ý của Sorokoumov, người có quan hệ thân cận với thị trưởng.

10 năm sau, Sorokoumov đang vận động cho một tượng khác ở thành phố Samara lân cận. Đã có kế hoạch làm lễ đặt viên đá động thổ hồi tháng 7, nhưng người địa phương phản đối nên phải hủy.

Ông Sorokoumov ở Samara từng học kế toán, nói: những tượng đài mà ông đề xuất đều là biểu tượng niềm tin của nhân dân vào đồng rúp, nhưng “khi niềm tin đã mất, ngay cả CBR cũng chẳng thể làm gì được”.   

Ông nói Nga còn nhiều việc phải làm, cảnh báo tình hình hiện rất nghiêm trọng, giống như thời Liên Xô chật vật năm 1991:

“Đồng rúp nay không còn được đề cao, không được quản lý bởi những người không quan tâm tới nhân dân.

“Nếu bạn muốn giết một đất nước, hãy giết đồng tiền của nước ấy”.
 
Theo Trần Trí
Một thế giới/Moscow Times, Bloomberg
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”