1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Đồng hồ Ebel đến Việt Nam: Khi biểu tượng hội ngộ

Cách đây 104 năm, khi Nhà Hát Lớn – một trong những công trình kiến trúc biểu tượng của Hà Nội – được hoàn thiện; ở đầu kia thế giới, Ebel, một thương hiệu được biết đến như “Kiến trúc sư của thời gian” cũng được thành lập.

Không ngoa khi nói Ebel là một biểu tượng. Bởi trong một ngành công nghiệp (đồng hồ) nơi mà đẳng cấp của mỗi thương hiệu được xác lập qua khả năng tiên phong trong việc không ngừng chạy đua để đưa ra những thứ mới mẻ hay ho và truyền cảm hứng cho các thương hiệu khác, thì Ebel lại là cái tên đã tạo ra vô số các cột mốc ấn tượng từ những chiếc đồng hồ đeo tay khi cả thế giới còn mải mê với những chiếc đồng hồ quả quýt; tới thậm chí là những chiếc nhẫn đồng hồ – một cách nhìn nhận khác về những chiếc đồng hồ secret watch – đầu tiên trên thế giới.

Hay thậm chí khi thế giới còn chưa manh nha khái niệm Trang Sức Cao Cấp thì Ebel đã giúp thế giới định hình khái niệm Haute Joaillerie vào năm 1996; hay đưa ra ý tưởng về những chiếc đồng hồ ưu việt dành cho nữ giới vào năm 1985; và trở thành thương hiệu đồng hồ lựa chọn bởi danh ca Madonna. Cần hiểu, rất rất lâu sau này, các thương hiệu đồng hồ hàng đầu tới từ ngành thời trang (Chanel và Dior) và cả ngành đồng hồ mới giới thiệu các mẫu đồng hồ trang sức cao cấp.

Chẳng hạn, Chanel năm 2012 mới quyết định đầu tư vào Haute Joaillerie. Còn Patek Philippe mãi gần đây mới gây ấn tượng với ngành bởi những chiếc đồng hồ nữ giới với các chi tiết khảm kim cương và các thiết kế nữ tính.

Đồng hồ Ebel đến Việt Nam: Khi biểu tượng hội ngộ - 1
Đồng hồ Ebel đến Việt Nam: Khi biểu tượng hội ngộ - 2

 

“Ebel đã đi tiên phong trong việc chế tác ra những mẫu đồng hồ nữ sang trọng đẳng cấp và cho thấy sự tinh tế trong cách xử lý khảm, cẩn kim cương.”
“Ebel đã đi tiên phong trong việc chế tác ra những mẫu đồng hồ nữ sang trọng đẳng cấp và cho thấy sự tinh tế trong cách xử lý khảm, cẩn kim cương.”

Có lẽ chính điều này đã khiến Ebel thường được nội giới đem ra so sánh với một số thương hiệu đồng hồ hàng đầu với cái tên thường được nhắc đến nhất là Rolex. Nhưng điều này cũng là điều rất thường gặp trong bất kỳ ngành công nghiệp nào – ngành ôtô là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, trước những nhận định này, Ebel rất kiệm lời và luôn từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào. Thay vào đó, hãng chỉ tập trung vào điều đã làm nên tên tuổi của mình: không ngừng cải tiến và tập trung vào sáng tạo.

Đồng hồ Ebel đến Việt Nam: Khi biểu tượng hội ngộ - 4
Ebel và Rolex, hai kẻ láng giềng tại La Chau de Fonds luôn so kè từ khi thành lập cách đây 100 năm
Ebel và Rolex, hai kẻ láng giềng tại La Chau de Fonds luôn so kè từ khi thành lập cách đây 100 năm

Chẳng hạn, ngay từ năm 1935, Ebel đã giới thiệu hệ thống đo lường tiêu chuẩn độ chính xác “Western Electric”. Mãi tới sau này, hệ thống mới được thay thế bằng Vibrograph. Hay từ năm 1947, hãng đã giới thiệu đồng hồ automatic đầu tiên trên thế giới. Hay nếu quay ngược thời gian lâu hơn nữa thì ngay từ năm 1914, nghĩa là chỉ 03 năm sau khi thương hiệu được thành lập, Ebel đã giành huy chương vàng tại cuộc Triển lãm toàn quốc Thụy Sĩ và được cấp bằng sáng chế cho chiếc đồng hồ tròn sử dụng cơ chế đếm và kiểm năng lượng bằng bộ truyền động escapement pallet.

Từ đó, các hãng đồng hồ khác đặt hàng Ebel những chiếc đồng hồ hoàn chỉnh để bán lại dưới thương hiệu riêng của họ. Thậm chí ngay cả Vacheron Constantin và Cartier đều từng là khách hàng của Ebel. Tuy nhiên, khác với các thương hiệu khác, Vacheron Constantin và Cartier chỉ đặt máy cho một số mẫu đồng hồ của mình và đây cũng là điều một số thương hiệu hiện vẫn làm.

Đồng hồ Ebel đến Việt Nam: Khi biểu tượng hội ngộ - 6
Những chiếc đồng hồ Ebel chất lượng cao nhưng có mức giá hợp lý chắc chắn hứa hẹn tạo những cơn sóng tại Việt Nam giống như những thành công của hãng trên thế giới
Những chiếc đồng hồ Ebel chất lượng cao nhưng có mức giá hợp lý chắc chắn hứa hẹn tạo những cơn sóng tại Việt Nam giống như những thành công của hãng trên thế giới

Có lẽ chính bởi những đóng góp của Ebel vào ngành công nghiệp đồng hồ với vô vàn những thứ hay ho nên Ebel mới được xem là Kiến Trúc Sư Của Thời Gian (chứ không phải doanh số - dù doanh số của Ebel rất ấn tượng khi giúp Movado đạt mốc một tỷ đô vào năm 2014.). Bởi giống như rất nhiều biểu tượng khác, sứ mệnh của Ebel là kiến tạo.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, Ebel có một mối quan hệ mật thiết và tài trợ cho tên tuổi lớn của ngành kiến trúc Le Corbusier khi đều tới từ La Chaux-de-Fonds. Năm 1986, Ebel cũng đã hân hạnh khi có thể mua lại “La Ville Turque” - căn biệt thự nổi tiếng tại La Chaux de – fonds được thiết kế bởi kiến trúc sư Le Corbusier, đây cũng là căn biệt thự đầu tiên. Và bây giờ, Ebel hân hạnh khi có mặt tại Miluxe Boutique - Tràng Tiền Plaza, Hà Nội – nơi ở phía kia của con phố là công trình biểu tượng Nhà Hát Lớn – cũng đã ra đời vào năm 1911.

PV