1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Đổ xô đi mua tôm hùm Alaska 170 nghìn đồng/kg, dân tình "ngã ngửa"

(Dân trí) - Thị trường hải sản rộ lên thông tin giá tôm hùm Alaska nhập khẩu về Việt Nam trung bình chỉ khoảng 170.000 đồng/kg, mức giá này còn thấp hơn giá tôm sú loại nhỏ trong nước rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân tìm đỏ mắt không thấy nơi nào bán loại tôm này giá dưới 1 triệu đồng/kg.

Cốm tiến vua giá cao gấp mấy lần cốm thường

Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể lá me, bé tí bay ra trong khi sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này mềm thơm, ngọt mát vị lúa nếp, từng hạt căng mọng đầy sữa, ngon nhất trong các loại cốm. Tuy vậy, cốm lá me bao giờ cũng ít và hiếm.

Đổ xô đi mua tôm hùm Alaska 170 nghìn đồng/kg, dân tình ngã ngửa - 1

Vì phải giã 10-20kg cốm thường mới cho 1kg cốm lá me, nên mỗi các cơ sở bán cốm chỉ làm được 4-5 kg cốm lá me là nhiều.

Do đây là cốm loại 1, ngon nhất trong các loại cốm lại hiếm nữa nên giá thành tương đối cao, khoảng 300.000 đồng/kg.

Gương dẻo dán tường Trung Quốc

Giá chỉ vài chục nghìn, nên những chiếc gương dẻo được quảng cáo là tiện dụng và đa năng bán rất chạy. Tuy nhiên, theo một dân buôn đã “giải nghệ” thì: “Khuyên những người chuẩn bị mua thì phải dán trên mặt phẳng thật phẳng, không được 1 chút lồi lõm. Nếu dùng soi dáng thì tạm được, chứ đừng soi mặt vì nhìn không rõ. Thậm chí, còn bị đau mắt vì hình trên gương mờ mờ ảo ảo".

Loại gương dẻo này là hàng được nhiều dân buôn online nhập về từ Trung Quốc. Giá bán trên thị trường thấp nhất khoảng 65 nghìn đồng, với loại kích tước 50 x 100 cm.

Cua hoàng đế “sang chảnh” rớt giá, giảm hơn nửa triệu đồng/kg

Theo chủ một hàng kinh doanh hải sản tại TP Hồ Chí Minh, giá cua hoàng đế (King Crab) đang giảm khá mạnh khoảng gần 25% so với tháng trước và chỉ còn 1,59 triệu đồng/kg. Trong khi đó, vào tháng 8/2019, loại cua này có giá lên tới 2,1 triệu đồng/kg.

“Giá hải sản nhập khẩu dao động tùy theo mùa. Nếu rơi vào mùa đánh bắt thì giá sẽ rất rẻ nhưng nếu rơi vào mùa cấm đánh bắt thì giá sẽ tăng cao. Cua hoàng đế đang vào mùa cao điểm đánh bắt và kéo dài khoảng 1 tháng”, bà này nói.

Gần 3 triệu đồng/con ốc chẳng ra ốc

Ốc mượn hồn hay còn gọi là cua ẩn sĩ, cua ký cư. Đây là loại ốc sống cạn và ăn tạp. Chúng ăn từ rau củ cho đến thịt cá.

Đổ xô đi mua tôm hùm Alaska 170 nghìn đồng/kg, dân tình ngã ngửa - 2

Ốc mượn hồn có nhiều loại khác nhau, có cả loại trong nước và nhập khẩu. Và mỗi loại đều khác về màu sắc, càng, đốt chân, râu, mắt… nên sẽ mang vẻ đẹp khác nhau. Tuy nhiên, những con ốc mượn hồn có nguồn gốc ở nước ta giá bao giờ cũng rẻ hơn nhiều so với loại ốc nhập khẩu.

“Loại ốc trong nước giá có thể chỉ 5.000 đồng/con, hoặc vài chục đến vài trăm nghìn đồng một con. Nhưng các loài nhập khẩu giá có thể lên đến 2-3 triệu đồng/con vẫn có rất nhiều người mua. Thậm chí, nhiều khách hàng còn mua hàng vài chục con ốc về bỏ bể kính nuôi làm cảnh”, Phụng cho hay.

Gom gỗ mun 7 năm làm bộ bàn ghế bán giá chục tỷ

Bộ bàn ghế được làm từ lõi gỗ mun này thuộc sở hữu của anh Trần Đức Thuấn ở Khoái Châu - Hưng Yên. Mặt bàn có chiều dài 2,4 mét. Riêng chiếc bàn đã tiêu tốn khoảng 4 tấn gỗ dạng thô.

Đổ xô đi mua tôm hùm Alaska 170 nghìn đồng/kg, dân tình ngã ngửa - 3

Tổng số gỗ gom được về khoảng 15 khối, sau đó thì bắt tay vào lọc phần thịt gỗ ra chỉ lấy phần lõi để làm.

Một đại gia trong làng gỗ đánh giá, với bộ bàn ghế chỉ sử dụng riêng lõi của gỗ mun sẽ rất bền và nặng. Trị giá trên thị trường hiện tại không dưới 10 tỷ đồng.

Chi nửa triệu mua quả bơ sáp khổng lồ nặng 1kg

Tại nhiều cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu ở Hà Nội, bơ Đài Loan đang được rao bán 400.000 - 500.00 đồng/ kg. Cá biệt, có những quả nặng 1,2-1,5kg, tính trung bình, giá mỗi quả lên tới 700.000 đồng.

"So với hàng Việt thì bơ Đài Loan to và nặng hơn gấp 3 -4 lần. Quả có lớp vỏ xanh khá mướt, khi chín, quả sẽ mềm đều từ cuống đến thân, có mùi thơm nhẹ. Bên trong, ruột bơ màu vàng ươm, róc hạt. Bơ này có vị ngọt, khi ăn rất ngậy. Trung bình 1 trái bơ có thể đủ chế biến từ 10 cốc sinh tố trở lên.

Độc rắn đông khô 400 triệu đồng/kg

Ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), những năm đầu thập niên 90, các chuyên gia y tế của Nga đã sang Việt Nam ký hợp đồng thu mua nọc rắn với giá 1cc tương đương 1 chỉ vàng (vàng khi ấy giá khoảng 250.000 đồng/chỉ). Tính ra, 1 lít nọc rắn có giá tương đương 100 lượng vàng.

Thực tế, ở thời kỳ đó, nhờ bắt rắn nhả nọc mà nhiều gia đình trúng đậm, đổi đời, vàng đong bằng ca cất tủ. Một hộ nuôi rắn có hơn 30 năm kinh nghiệm ở xã Vĩnh Sơn tiết lộ, thời đó mỗi năm chỉ lấy được vài lần, nhưng mỗi lần lấy được tầm 20cc. Đem bán đi thì mỗi năm ông cũng thu về khoảng chục cây vàng.

Hiện nay, giá của nọc rắn đông khô vẫn rất giá trị, khoảng 400 nghìn đồng/gram, tương đương 400 triệu đồng/kg.  

Đổ xô đi mua tôm hùm Alaska 170 nghìn đồng/kg?

Nhiều ngày nay, thị trường hải sản rộ lên thông tin giá tôm hùm Alaska nhập khẩu về Việt Nam trung bình chỉ khoảng 170.000 đồng/kg, mức giá này còn thấp hơn giá tôm sú loại nhỏ trong nước rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân tìm đỏ mắt không thấy nơi nào bán loại tôm này giá dưới 1 triệu/kg.

Đổ xô đi mua tôm hùm Alaska 170 nghìn đồng/kg, dân tình ngã ngửa - 4

Có người đã chia sẻ, khi nghe thông tin giá tôm hùm Alaska chỉ 170.000 đồng/kg đã rất bất ngờ. Tuy nhiên, khi đi hỏi tất cả các nơi đã từng mua hoặc quán quen thuộc đều không có nơi nào có giá dưới 1 triệu đồng/kg.

Theo tìm hiểu của phóng viên, giá tôm hùm Alaska hiện nay tại các đại lý lớn được rao bán với giá từ 1 triệu – 1,2 triệu đồng/kg các size từ 1 – 5kg/con; size 0,5kg/con – 0,9kg/con có giá từ 900.000 - 950.000 đồng/kg. Đối với tôm ngộp hoặc đã nấu chín giá bán cũng phải từ 550.000 - 700.000 đồng/kg. Còn tại phần lớn các nhà hàng hải sản, giá dao động lớn hơn, tôm sống giá từ 1,55  - 2,2 triệu đồng/kg tất cả các size.

Thế Hưng