1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Đến dân Trung Quốc còn sợ hàng Trung Quốc!

“Gia đình tôi ai cũng sợ. Chồng tôi bảo tôi đến siêu thị mua càng nhiều nước đóng chai càng tốt”.

Dân bản xứ sợ

 

Tờ Telegraph (Anh) ngày 12/4 cho biết, gần 2,5 triệu người dân thành phố Lan Châu tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã được lệnh không uống nước máy sau khi chính quyền thành phố phát hiện nguồn cung cấp nước sinh hoạt có chứa một lượng lớn chất độc hại chết người benzene.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Vốn Tân Tạo năm 2013 bị hút ngược để trả nợ ngân hàng

 

Tân Hoa xã cho biết, người dân thành phố Lan Châu đã hoảng loạn, đổ xô đến các siêu thị mua nước đóng chai trong ngày 11/4.

 

“Gia đình tôi ai cũng sợ. Chồng tôi bảo tôi đến siêu thị mua càng nhiều nước đóng chai càng tốt”, bà Luo nói, trong khi xe đẩy chứa đầy các chai nước trong một siêu thị ở Lan Châu.

 

Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bức xúc trên trang mạng xã hội Sina Weibo và đặt nghi vấn vì sao chính quyền thành phố Lan Châu lại để mặc cho nước ô nhiễm trầm trọng đến nỗi không dùng được mới thông báo. Họ băn khoăn không biết người dân Lan Châu sẽ sống ra sao nếu không có nước sạch.

 

Chính quyền thành phố Lan Châu phát hiện 200 microgram benzene/lít nước sinh hoạt tại đây, cao cấp 20 lần so với “chuẩn quốc gia”.

 

Người dân thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc đổ xô mua nước đóng chai dự trữ - Ảnh: Reuters
Người dân thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc đổ xô mua nước đóng chai dự trữ - Ảnh: Reuters

 

Benzene là một chất lỏng không màu được dùng trong sản xuất nhựa, chất bôi trơn, nhuộm, bột giặt và thuốc trừ sâu… Tiếp xúc nhiều với benzene có nguy cơ bị bệnh bạch cầu và ung thư máu, Telgraph dẫn nguồn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết.

 

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống có nhiễm lượng lớn benzene có thể gây ra buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn ngủ, co giật, rối loạn nhịp tim và nặng nhất là tử vong.

 

Ông Shi Zifa, giáo sư ngành hóa học tại Đại học Lan Châu, cho biết uống phải nước chứa benzene có thể gây “ngộ độc cấp tính”.

 

Chính quyền Lan Châu cũng đã ngưng cấp nước cho một quận tại thành phố này.

 

Hiện vẫn chưa rõ vì sao nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại Lan Châu bị nhiễm benzene.

 

Huống chi người nước ngoài

 

Không chỉ người dân bản xứ, thời gian qua báo chí liên tục đưa tin hàng hóa Trung Quốc có chứa chất độc hại tràn ngập thị trường châu Âu, châu Á.

 

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 25/3 cho hay, EC đã cảnh báo về việc ngày càng nhiều sản phẩm nhập khẩu bị xếp vào loại nguy hiểm cho người tiêu dùng, trong đó nghiêm trọng nhất là sản phẩm của Trung Quốc.

 

Báo cáo cho hay trong năm 2013, thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RAPEX), các nước EU đã thông báo về 2.364 sản phẩm phi thực phẩm có mối nguy hiểm tiềm tàng, tăng 3,8% so với năm ngoái.

 

RAPEX là hệ thống trao đổi thông tin về những sản phẩm không phải thực phẩm, thuốc men và thiết bị y tế, có nguy cơ đối với sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng.

 

Trong đó, đồ chơi, hàng may mặc và thời trang là nhóm hàng gây ra những nguy cơ lớn nhất, chiếm 25%. Tiếp theo là các sản phẩm điện tử, xe và mỹ phẩm. Các nguy cơ được liệt kê gồm hóa chất độc hại, gây ngạt thở, hóc, gây tổn thương. Trong số này còn có xe đẩy trẻ em và mực xăm chứa đựng những hóa chất bị cấm.

 

Một cửa hàng đồ chơi ở Pháp
Một cửa hàng đồ chơi ở Pháp

 

“Khoảng hai phần ba các sản phẩm được thông báo, chính xác là 64%, có nguồn gốc từ Trung Quốc” - Ủy viên châu Âu phụ trách chính sách đối với người tiêu dùng Neven Mimica nói.

 

Đối với Việt Nam nói riêng, sau hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần, hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam từ chiếc tăm tre, dây chun, hoa quả, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao.

 

Hơn nữa, càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

 

Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

 

Bên cạnh đó, cũng không khó hiểu khi đồ chơi trẻ em bán tại các chợ, cửa hàng hơn 90% là hàng Trung Quốc vì ngay cả siêu thị, nhà sách cũng bán đầy đồ chơi, dụng cụ học tập xuất xứ Trung Quốc.

 

Dù đồ chơi ở đây có nhãn ghi rõ xuất xứ Trung Quốc và có dán tem hợp chuẩn nhưng nhiều phụ huynh cũng không yên tâm mua cho con chơi vì nhiều loại đồ chơi (như súng bắn bong bóng, quả cầu thủy tinh...) chứa dung dịch lỏng không rõ là chất gì.

 

TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho biết: "Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém.

 

Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ".

 

Theo Mai Thùy (Tổng hợp)
Đất Việt
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước