Chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc, giải pháp cho những bất cập về mai táng

(Dân trí) - Từ những năm 1991, trên thế giới đã ghi nhận phương pháp đề xuất chuyển hóa tro cốt thành  linh ngọc khi mai táng. Năm 1995, các nhà khoa học Australia cũng đã nghiên cứu và chỉ ra lý luận cho phương pháp này. Đến năm 1998, chiếc máy chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc đầu tiên được ra đời tại Hàn Quốc, và phát triển đến nay.

Công nghệ được biết đến ở nhiều quốc gia

Chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc, có lẽ đây là một khái niệm khá mới mẻ đối với dịch vụ mai táng ở Việt Nam. Nhưng trên thế giới, việc chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc đã diễn ra trên 20 năm và đang ngày càng trở nên phổ thông ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu hay Mỹ.

Chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc, giải pháp cho những bất cập về mai táng - 1
Tháp để Linh Ngọc tại Hàn Quốc

Ông Lê Thăng - TGĐ công ty CP Linh Ngọc Xá lợi Sarira Việt Nam chia sẻ: “Trong quá trình khảo sát tại nhiều ngôi chùa ở Hàn , chúng tôi thấy, có một đặc điểm là những khu tưởng niệm người đã khuất ở đây rất sạch sẽ, thông thoáng và không có không khí u ám như ta thường thấy”.

Thực tế, công nghệ chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc không còn xa lạ với thế giới và thậm chí còn đi lên một tầm cao mới, đó là chuyển hóa tro cốt thành kim cương. Những viên kim cương bằng tro cốt còn có thể được khắc tên người quá cố, vì nhiều người quan niệm, khi mang viên kim cương này trên người, là người thân đã khuất luôn ở bện cạnh, ủng hộ, chứng kiến và âm thầm giúp đỡ họ trong công việc làm ăn, kinh doanh….

Công nghệ giải quyết nhiều thách thức

Trong lịch sử loài người, có nhiều hình thức mai táng người chết khác nhau như thủy táng, hung táng, không táng, hỏa táng….và hiện nay, tại Việt Nam, hình thức địa táng và hỏa táng được áp dụng nhiều hơn cả. Song đây mới chỉ là bước đầu của công nghệ mai táng, khi những bất cập về môi trường, về quỹ đất địa táng vẫn còn tồn tại.

Theo các nhà khoa học, việc hỏa táng mới chỉ giải quyết công đoạn đầu tiên và trong tro cốt của người chết, vẫn còn chất hữu cơ, điều kiện để sinh ra các vi sinh vật, vi khuẩn bay vào không khí, ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh. Điều đó cũng lý giải một phần vì sau khi bước chân vào các khu lưu giữ bình tro cốt hay các khu tưởng niệm trong chùa, người thăm viếng vẫn có cảm giác u ám, ngột ngạt, thiếu sự trang nghiêm. Bên cạnh đó, các bình lưu giữ tro cốt rất khó bền lâu vì sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc, giải pháp cho những bất cập về mai táng - 2
Một công đoạn chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc

“Tại Hàn Quốc, người dân chúng tôi sử dụng công nghệ chuyển hóa tro cốt này ngày càng nhiều. Một mặt là tiết kiệm chi phí và quỹ đất, mặt khác tránh ô nhiễm môi trường. Tro cốt của người mất chuyển hóa thành những viên linh ngọc trang sức rất đẹp và có thể để ngay trong nhà ”, ông Kim Dong Bin, một chuyên gia Hàn Quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam cho biết

Hiện nay, không ít các gia đình sau khi hỏa táng người quá cố còn đưa đi chôn cất. Do vậy, nhu cầu đất địa táng không ngừng gia tăng tại nhiều địa phương, giá cả cũng vì thế mà “đội trời”. Công tác quy hoạch đất nghĩa trang cũng như quản lý đang gặp rất nhiều bất cập. Nhiều gia đình phải “chấp nhận” chôn cất người thân ở những mảnh đất “không mong muốn” và không có một giải pháp để thể hiện sự trân quý, tiếc thương cũng như sự trang nghiêm đối với người “khuất bóng”. Rất đông người dân ở Hàn Quốc sử dụng công nghệ chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc, có nơi gọi là xá lợi. Những viên linh ngọc rất đẹp được để trong những lọ thủy tinh được thiết kế riêng, nhìn rất sang trọng, sạch sẽ và trang nghiêm.

Chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc, giải pháp cho những bất cập về mai táng - 3

Ông Kim Dong Bin - chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam, chia sẻ về xu hướng sử dụng công nghệ chuyển hoá tro cốt thành linh ngọc tại Hàn Quốc

Chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc là công nghệ không chỉ giải quyết những thách thức trên, mà còn khiến cho những người đang sống có cảm giác người thân quá cố luôn ở bên cạnh mình, khi tro cốt được chuyển hóa thành Linh ngọc, được đặt vào những bình, lọ đẹp, vĩnh cửu. Các khu lưu giữ hay khu tưởng niệm cũng nhờ thế mà sạch sẽ, trang nghiêm và không còn không khí u ám.

“Đây là một công nghệ không chỉ mới với Việt Nam, mà còn thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng với người thân “khuất núi” của người dân Việt Nam chúng ta. Việc chuyển hóa tro cốt thành linh ngọc không chỉ có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc địa táng, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giải quyết những bất cập về quỹ đất dành cho địa táng”, ông Lê Thăng - TGĐ công ty CP Linh Ngọc Xá lợi Sarira Việt Nam chia sẻ.