1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Bitcoin để mất hào quang ra sao?

(Dân trí) - Cơn sốt tiền ảo khiến Bitcoin tăng vọt về giá trị song cũng khiến đồng tiền này nhanh chóng rơi vào biến cố.

Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới, Mt. Gox, hôm qua 28/2 bất ngờ đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án ở Tokyo và thú nhận mất gần nửa tỷ USD do 8.500 đồng Bitcoin biến mất do hệ thống máy tính bị tấn công.

 

Tuy nhiên, giới trong cuộc cho rằng sự đi xuống này bắt đầu cách đây gần 1 năm khi tiền ảo Bitcoin đối mặt với giới điều tiết, Mt. Gox mâu thuẫn với các đối tác làm ăn cũ và bị tin tặc tấn công.
 
Bitcoin để mất hào quang ra sao?

 

Bitcoin là một loại “tiền ảo”, hay đúng hơn là một loại giá trị quy đổi trên mạng được công nhận bởi một cộng đồng người dùng máy tính mà không được sự đảm bảo về pháp lý, giá trị, khả năng thanh khoản bởi bất kỳ một tổ chức tài chính nào.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Mỹ dọa trừng phạt nếu Nga tấn công quân sự vào Ukcraine

 

Bitcoin được lưu hành trong một “hệ thống thanh toán ngang hàng” (peer-to-peer) nhờ vào một phần mềm chia sẻ ngang hàng mã nguồn mở được nhà phát triển người Nhật Satoshi Nakamoto giới thiệu năm 2009. Hệ thống thanh toán ngang hàng này gồm hàng triệu máy tính cá nhân trên khắp thế giới kết nối với nhau, và không chịu sự chi phối của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.

 

Thăng trầm của Bitcoin

 

Năm 2008, sau vụ khủng hoảng nhà đất Mỹ buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bơm tiền vào nền kinh tế trong khi đó cũng khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, châu Âu khủng hoảng nợ và lòng tin vào các đồng tiền của chính phủ bắt đầu giảm. Đây được coi là thời điểm thuận lợi nhất cho sự ra đời của một loại tiền mới có tên gọi “đồng tiền bí mật” (crypto currency). Đồng tiền ảo ra đời sau này đã khắc phục một số khiếm khuyết của các đồng tiền ảo trước đó. Đến tháng 10/2008, một người có biệt danh Satoshi Nakamoto đã sáng lập ra Bitcoin.

 

Năm 2010, Bitcoin được giao dịch công khai, vào thời điểm này, 1000 Bitcoin chỉ tương đương 3 USD. Tháng 5/2010, Laszlo Hanyecz, một lập trình viên tại Florida, là người đầu tiên mua được một món hàng thật sự bằng bitcoin khi bỏ ra 10.000 Bitcoin để đổi lấy 2 hộp pizza giao tận nhà.
 
Hai tháng sau đó,

 

Hai tháng sau đó, Mt. Gox, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới ra đời với tiền thân là một trang web kinh doanh thẻ game. Cũng vào thời điểm này, một lỗ hổng lớn trong bản thiết kế Bitcoin được phát hiện, lỗ hổng này đã bị lợi dụng và 184 tỷ Bitcoin được tạo ra chỉ trong một giao dịch. Đây là lỗ hổng bảo mật chính duy nhất đã được tìm thấy và khai thác trong lịch sử Bitcoin.

 

Năm 2011, giá Bitcoin lao dốc từ hơn 17 USD xuống chỉ còn 0,01 USD sau sự cố tấn công mạng và hàng nghìn Bitcoin giả được bán ra. Năm 2013, Bitcoin bị giới điều tiết tài chính Mỹ, châu Âu và nhiều nước châu Á “để mắt” đến. Chính phủ các nước không công nhận Bitcoin, Trung Quốc cấm các ngân hàng dính líu tới Bitcoin trong khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố Fed không có thẩm quyền quản lý đối với loại tiền ảo này.

 

Năm vừa qua cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với thị trường Bitcoin. Máy ATM Bitcoin đầu tiên ra đời ở Canada, Bitcoin vượt mốc 1000 USD, thậm chí có thời điểm đạt ngang giá vàng 1.240 USD/ounce. Tính đến cuối năm 2013, tổng giá trị Bitcoin đào được khoảng 7 tỷ USD.

 

Song điều nực cười là Mt. Gox bắt đầu đi xuống khi Bitcoin ngày càng phổ biến. Hôm 26/2 vừa qua, sàn giao dịch trực tuyến này bất ngờ biến mất, và xin bảo hộ phá sản vài ngày sau đó.

 

Các chính phủ nên điều tiết thay vì cấm Bitcoin

 

Chính phủ nhiều nước không tin tưởng vào tiền ảo Bitcoin. Các ngân hàng trung ương lo ngại Bitcoin sụp đổ có thể gây ra cú sốc cho nền kinh tế thực toàn cầu và họ cũng lo ngại Bitcoin đe dọa vai trò của mình.

 

Cho đến nay các nước như Nga và Trung Quốc mạnh tay cấm giao dịch Bitcoin, Canada quy định mọi khoản thu nhập từ Bitcoin đều bị đánh thuế, trong khi đó một số nước như  Indonesia vẫn trong trạng thái “nghe ngóng” tình hình.

 

“Hiện tại, chúng tôi đang xem xét Bitcoin và chưa có ý định ban hành luật định liên quan đến đồng tiền này”, phát ngôn viên Ngân hàng trung ương Indonesia phát biểu với trang tin Jakarta Globe hồi tháng 12/2013.
 
Hai tháng sau đó,

 

Cấm giao dịch Bitcoin là điều tương đối khó bởi Bitcoin không do một chính phủ nào phát hành, cho nên dù thế nào đồng tiền này vẫn có thể được tạo ra. Các nhà điều tiết khi đó sẽ mất thời gian tìm ra ai sử dụng nó và cuối cùng có thể phải từ bỏ việc phạt doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin. Thực tế, các nhà điều tiết lo ngại cấm kỵ có thể dẫn đến một số cá nhân, tổ chức sẵn sàng phá luật và gây hỗn loạn hệ thống tài chính.

 

Ngày càng nhiều hãng bán lẻ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, đặc biệt với cấc giao dịch trực tuyến cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào từ bánh pizza đến đặt vé máy bay. JP Morgan, ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới cũng có kế hoạch tiến tới tọ ra đồng tiền tương tự Bitcoin của riêng họ. Mới đây nhất, tỷ phú Richard Brason tuyên bố sẽ nhận Bitcoin từ khách hàng muốn mua chuyến du lịch ngoài vũ trụ tại công ty ông. Thậm chí, người sở hữu Bitcoin có thể mua được cả nội y của Victoria's Secret.

 

Do đó thay vì cấm Bitcoin, các chính phủ nên điều tiết. Nếu chính phủ cho phép Bitcoin tiếp tục lưu thông với vai trò là phương tiện thanh toán bổ sung cho các ngân hàng song song với sử dụng tiền do chính phủ phát hành.

 

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là điều tiết như thế nào và cần những yêu cầu gì để có thể bảo vệ lợi ích của người dùng. Cấm Bitcoin không phải là giải pháp song ý tưởng về phương cách điều tiết cũng khá mờ mịt. Một số nhà bình luận cho rằng chính phủ nên điều tiết thị trường Bitcoin thông qua hoạt động đăng ký, cấp phép.

 

Phương Linh

Tổng hợp
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Dòng sự kiện: Cảnh báo về Bitcoin