1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Béo bở dịch vụ kinh doanh “nhà” cho người chết

Giống như nhiều công ty khác ở Trung Quốc, Cty Fu Shou Yuan dùng thanh danh của những người nổi tiếng để thu hút khách hàng. Điều ngoại trừ là, trong trường hợp này, người nổi tiếng lại là những người đã qua đời.

Cty Fu Shou Yuan kinh doanh dịch vụ tang lễ. "Chúng tôi có 700 nhân vật nổi tiếng ở nghĩa trang này, đó là những liệt sĩ, chính khách, ''ngôi sao'' opera và diễn viên" - ông Jason Wu, quản lý nghĩa trang hàng đầu của Cty - nói. Công viên nghĩa trang của Cty này nằm ở ngoại ô Thượng Hải và luôn được chăm chút cẩn thận. Ông Wu cho biết, Cty ông đang thu hút cả những khách hàng bình thường có nhu cầu tìm kiếm nơi an nghỉ vĩnh hằng cho người thân.
 
Nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực kinh doanh nhà cho người chết.

 

Ngành kinh doanh nóng

 

Sau 20 năm kinh doanh, Cty Fu Shou Yuan, chuyên quản lý nghĩa trang ở khắp Trung Quốc, đã tìm cách thâm nhập vào thị trường Hồng Kông từ tháng 12 năm ngoái và nhanh chóng trở thành một trong những dịch vụ "hot" nhất. Nhiều tổ chức đầu tư danh tiếng của Mỹ cũng mua cổ phiếu của Cty này như Tập đoàn Carlyle. Trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu của Fu Shou Yuan được chào bán với giá 3,33USD, nhưng đến cuối ngày đã tăng 45% giá trị. Cty thu ròng 193 triệu USD từ IPO ở Hồng Kông. Các nhà đầu tư bán lẻ vô cùng lạc quan về cơ hội kinh doanh cổ phiếu của Fu Shou Yuan.

 

Vì sao Fu Shou Yuan lại có cơ hội như vậy? Theo một nghiên cứu mới đây của Citigroup, những ảnh hưởng lâu dài của chính sách một con và các xu hướng nhân khẩu học tự nhiên ở Trung Quốc khiến những người giàu góp tới 3% tốc độ tăng trưởng của nước này. Với hơn 180 triệu người ở độ tuổi trên 60, Fu Shou Yuan giành được lợi thế từ những thiệt hại của các công ty khác.

 

"Chúng tôi không thể gọi đó là sự bùng nổ cái chết. Nhưng thực tế là những người già sẽ qua đời. Khi họ rời bỏ thế giới, họ có nguyện vọng được mọi người nhớ đến. Công việc của chúng tôi đơn giản là cung cấp cho họ một dịch vụ tốt" - ông Wang Jisheng, Giám đốc điều hành Cty - nói.

 

Để cung cấp dịch vụ tốt nhất đó, Fu Shou Yuan áp dụng một chiến lược cổ điển. Khách hàng cần hoa sẽ có hoa, miễn là có tiền. Thân nhân người chết cần một bức tượng, Cty có ngay thợ điêu khắc đáp ứng nhu cầu. Thậm chí, Cty còn có cả một nhà hàng cạnh nhà tang lễ, nếu như gia chủ muốn mời những người đến dự ăn uống, những đầu bếp đặc biệt của Thượng Hải sẽ phục vụ nhiệt tình.

 

Thay đổi những điều kiêng kỵ

 

Vài năm trước đây, khó có thể tưởng tượng cảnh một cặp cô dâu chú rể chụp ảnh cưới ở nghĩa trang, nhưng điều này đã dần dần thay đổi. "Khi mua một lô đất ở công viên vĩnh hằng, đó mới là bước đầu tiên. Bởi sau đó mọi người còn đến đây chụp ảnh cưới" - ông Jason Wu nói. Trong khi cái chết vẫn là điều kiêng kỵ nặng nề đối với những thế hệ lớn tuổi, thì đối với những người trẻ, điều này trở nên nhẹ nhàng. Thanh niên Trung Quốc ngày càng cởi mở và ngày càng có nhiều người di cư đến các đô thị. Chính vì thế, Cty đặc biệt tập trung vào khách hàng từ những thành phố lớn. Ông Wu giải thích, các thành phố đang chuyển đổi, trong quá trình đô thị hóa, người dân có nhu cầu ngày một cao về chất lượng dịch vụ tang lễ.

 

Tuy nhiên, nhằm vào đối tượng khách hàng thành phố, Fu Shou Yuan cũng đối mặt với những thách thức về chi phí. Giá đất ở riêng Thượng Hải tăng đến mức chóng mặt. Khoảnh đất nhỏ đặt mộ cũng có thể có giá hàng chục nghìn đôla. Vấn đề không gian dành cho người chết ngày càng trở nên hạn hẹp, khiến giới chức Thượng Hải phải tăng tỉ lệ trợ cấp để cố gắng thuyết phục người dân hải táng người thân ở biển. Vậy là, từ truyền thống xây các ngôi mộ thẳng hàng, quay về phía nam, Fu Shou Yuan hiện tìm cách tận dụng tối đa khoảng không gian bằng cách xây mô hình bán nguyệt. Ngoài ra, Fu Shou Yuan còn có những ngôi mộ nhiều tầng, nhiều "phòng", nơi gia chủ có thể đặt tro cốt người thân cùng với những đồ cúng khác như kẹo sôcôla, di ảnh và thậm chí cả điện thoại di động - những gì mà thân nhân họ có thể cần đến ở thế giới bên kia.

 

Tăng trưởng nhanh

 

Dịch vụ tang lễ dường như đã trở thành là một ngành kinh doanh béo bở ở Trung Quốc. Doanh thu của Fu Shou Yuan tăng 17% trong 3 năm qua, đạt 79 triệu USD trong năm 2012.

 

Tờ Hoàn Cầu Thời báo dẫn nghiên cứu của Euromonitor International cho biết, triển vọng của ngành kinh doanh này cũng khá sáng sủa, dự kiến sẽ tăng gấp đôi quy mô, đạt 160 triệu USD trong năm 2017. Ngoài cơ sở chính ở Thượng Hải, Fu Shou Yuan còn có các chi nhánh ở Trùng Khánh, Hợp Phì, Sơn Đông, Hà Nam.

 

Howard Wong - người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Tập đoàn dịch vụ tài chính Kingsway ở Hồng Kông - cho biết, thị trường nghĩa trang ở Trung Quốc dựa trên khái niệm truyền thống của việc "chôn và an nghỉ" vĩnh hằng. Sự bùng nổ của ngành kinh doanh nghĩa trang một phần cũng là do người dân ngày càng giàu có.

 

Ông Wong cho biết, người Trung Quốc sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để tổ chức tang lễ và xây cất mộ. Do đó, hiện rất khó nói liệu mức giá cả hiện tại có quá cao hay không, mặc dù nhu cầu thậm chí còn cao hơn.

 

Lợi nhuận từ ngành kinh doanh này đã thu hút không ít Cty, ngoài Fu Shou Yuan. Cty Saga International - trước đây là Cty trách nhiệm hữu hạn Info Communication, chuyên tổ chức sự kiện triển lãm - cũng bắt đầu nhảy vào lĩnh vực này. Người ta cho rằng, kinh doanh nhà cho người chết thậm chí còn đem lại lợi nhuận lớn hơn xây nhà cho người sống.

 

Theo Vân Anh

 
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước