1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

APEC 2017: Việt Nam là hình mẫu thành công của hội nhập toàn cầu

(Dân trí) - Năm 2006 khi chúng ta tổ chức APEC, sau 3 năm kinh tế tăng trưởng khá mạnh. Hy vọng năm nay, APEC được tổ chức cũng là cơ hội xúc tiến đầu tư, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là hình mẫu thành công của hội nhập khi kỳ vọng gia nhập nhiều sân chơi lớn để cải cách, phát triển trong xu thế toàn cầu hoá.

Đây là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp (CEO Summit) Hội nghị cấp cao APEC Việt Nam 2017 tại buổi Họp báo về các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp (DN) hướng đến tuần lễ cấp cao APEC tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 21/6.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kỳ vọng Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp (CEO Summit) 2017 sẽ có những bước tiến đột phá mới
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kỳ vọng Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp (CEO Summit) 2017 sẽ có những bước tiến đột phá mới

Theo ông Lộc, hiện Việt Nam đã và đang tham gia hầu hết các Hiệp định thương mại tư do (FTA) song và đa phương của thế giới, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như: TPP, FTA Việt Nam - EU, RCEP... Trong gần 30 năm mở cửa và đổi mới, Việt Nam luôn kiên trì mục tiêu hướng nền kinh tế mở. Điều này giúp cho Việt Nam đạt được nhiều thành tích ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư và bè bạn quốc tế.

Tuy nhiên, Chủ tịch CEO Summit 2017 nói rõ mặt hạn chế của hội nhập mang lại là: Dù gia nhập, năng nổ gia nhập các FTA thế hệ mới song hiện Việt Nam đang có sự mất cân đối giữa khu vực DN nước ngoài và trong nước.

"Các DN nước ngoài xuất khẩu chiếm 70% của Việt Nam, nhưng họ tạo ra 10 đồng thì mất 9 đồng bỏ ra để nhập khẩu. Các DN của Việt Nam hiện tách rời với khu vực FDI, không tham gia được vào các chuỗi liên kết của các DN FDI nói riêng và chuỗi giá trị toàn cầu nói chung", TS Lộc nói.

Ông Lộc nói: Toàn cầu hóa cần hướng tới mục tiêu bao trùm của nền kinh tế Việt Nam, đó không chỉ còn là nhiệm vụ của nền kinh tế, của khu vực FDI mà còn là cả nhiệm vụ của DN Việt. Thông qua Hội nghị cấp cao APEC 2017, Chính phủ và cộng đồng Việt Nam kỳ vọng chúng ta có giải pháp làm sao để cộng đồng DN Việt có những nhận thức tiến bộ trong toàn cầu hoá, lớn lên, đạt được lợi ích và trở thành chủ thể của quá trình toàn cầu hoá.

Theo ông Lộc, các nền kinh tế thành viên APEC có vai trò quan trọng đặc biệt với Việt Nam, hiện 21 nền kinh tế thành viên chiếm tới 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, 75% thương mại hàng hoá, 79% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; APEC có vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng rất quan trọng với APEC, vì Việt Nam đã và đang cổ súy cho xu hướng toàn cầu hoá, hướng tới khu vực thương mại tự do.

Chỉ rõ những hạn chế phát sinh của chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại và rào cản đầu tư quốc tế đang ngày một gia tăng trên thế giới, ở ngay những nước đi đầu. Tuy nhiên, vị trưởng đoàn DN Việt Nam khẳng định: Chủ nghĩa bảo hộ không có ở Việt Nam và không ảnh hưởng đến quyết tâm của Việt Nam gia nhập mạnh mẽ vào sân chơi mới của Việt Nam.

"Khi hội nhập đang là điều ngập ngừng ở Hoa Kỳ (Mỹ rời TPP), châu Âu (Anh rời EU - Brexit), thì ở Việt Nam, tinh thần hội nhập vẫn diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam là đất nước có đầy năng lực cho hội nhập", ông Lộc cho biết.

Nguyễn Tuyền