1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

80% doanh số hàng tiêu dùng là ở chợ, cửa hàng tạp hóa

(Dân trí) - "Hơn 80% doanh số bán hàng các sản phẩm tiêu dùng thuộc về chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa. Các nhà bán lẻ truyền thống nắm giữ quyền lực để giúp một thương hiệu hay một sản phẩm thành công hay thất bại".

Nhận định này được đưa ra trong “Báo cáo về nhu cầu của các nhà bán lẻ được tiến hành ở Việt Nam” của Công ty Nghiên cứu thị trường Niesel (Hoa Kỳ) sau 800 cuộc phỏng vấn trực tiếp các cửa hàng bán lẻ ở đô thị và nông thôn Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015.

H
Hơn 80% hàng tiêu dùng được bán qua chợ, cửa hàng tạp hóa

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Theo đó, dựa trên khảo sát về doanh thu và trả lời trực tiếp các câu hỏi, Niesel khẳng định, hơn 80% doanh thu hàng tiêu dùng nhanh thuộc về các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống bao gồm 1,3 triệu cửa hàng trên toàn quốc. Các nhà bán lẻ truyền thống nắm giữ quyền lực để giúp một thương hiệu hay một sản phẩm thành công hay thất bại. Họ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thúc đẩy bán hàng và quảng bá thương hiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Con số các mặt hàng của các nhãn hàng được tiêu dùng qua chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ truyền thống này cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường phức tạp nhất cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh để xây dựng chiến lược phân phối và quản lý hậu cần.

Theo nhận định của Nielsen để giành chiến thắng trong thị trường mà kênh thương mại truyền thống đang chi phối mạnh mẽ này, các nhà sản xuất phải xác định được đúng các cửa mục tiêu của mình vì không dễ dàng để có chỗ đứng trong một thị trường bán lẻ lớn, năng động và luôn thay đổi như vậy. 

Hơn 70% các cửa hàng bán lẻ truyền thống thực hiện đúng với các yêu cầu từ các nhà sản xuất trong việc phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, phân phối - đây là điểm quan trọng nhấn mạnh về việc thành công với một cửa hàng bán lẻ. 
 
Các phân tích và số liệu của Niesel đưa ra khá sát so với nhiều nhận định về thị trường bán lẻ Việt Nam của các chuyên gia kinh tế, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam. Trong thời gian gần đây, bán lẻ Việt Nam được xác định là nơi các DN nước ngoài mạnh tay thâu tóm và chiếm lĩnh điển hình là: Metro, Lotte, AEON... và nhiều lo ngại kênh bán lẻ đang bị chiếm lĩnh bởi DN và tập đoàn nước ngoài.

Đánh giá trước đó của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng hơn 20% dung lượng thị trường và sức mua. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn thuộc về bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa, chuyên doanh...) ở các tỉnh, vùng nông thôn khi chiếm tới khoảng 80% dung lượng và sức tiêu thụ.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, đại diện của Nielsen Việt Nam cho biết: “Mặc dù ngành hàng tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng trong quý I/2015, chỉ số niềm tin của các nhà bán lẻ chỉ ở mức 71 điểm, cho thấy rằng các nhà bán lẻ vẫn còn tỏ ra lo ngại. Vì vậy, để giành được trái tim của các nhà bán lẻ không phải là điều dễ dàng. Các nhà bán lẻ chủ yếu quan tâm đến những yếu tố tác động trực tiếp đến việc kinh doanh của họ, chẳng hạn như việc dự trữ hàng hóa, lợi nhuận, hỗ trợ dịch vụ khách hàng. Các nhà sản xuất cần xác định được các cửa hàng mục tiêu để đảm bảo rằng nhà bán lẻ có thể hợp tác và tích trữ các sản phẩm của họ trong cửa hàng trong suốt cả năm”.

Cũng trong báo cáo này, tốc độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa được tiêu thụ của các mặt hàng tiêu dùng Quý I/2015 đạt 3,4%. Dù phục hồi so với năm 2014 nhưng vẫn còn thấp so với kỳ vọng. Ở 6 thành phố chính của Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng, mức tăng trưởng trên cao hơn, đạt 4%. Thức uống là nhân tố chính điều khiển sự phục hồi tăng trưởng, nhưng các thể loại khác như thực phẩm và sản phẩm chăm sóc gia đình cũng đã có dấu hiệu phục hồi.

Nguyễn Tuyền
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”