1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

45 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

(Dân trí) - Oman là quốc gia thứ 45 trên thế giới đã công nhận quy chế kinh tế thị trường tại Việt Nam. Thời gian tới, Chính phủ Việt Nam dự kiến tiếp tục đẩy mạnh công tác giải trình về kinh tế thị trường với các đối tác Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Canada, Mexico…

Việc được công nhận nền kinh tế thị trường sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Việc được công nhận nền kinh tế thị trường sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Bán thành công 22,25 triệu cổ phần VIX trong 1 ngày, bầu Thuỵ thu về 235 tỷ

* Thủ tướng nói gì về nghi án nhận hối lộ từ JTC?

* Kinh tế Malaysia có thể điêu đứng vì vụ MH370

* 400 mã giảm điểm, 3.200 tỷ đồng vẫn rót vào chứng khoán

Thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đưa ra sáng nay cho biết, ngày 20/3/2014, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Vương quốc Oman tại Geneva đã thay mặt Chính phủ Vương quốc Oman gửi thư chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam và cam kết không áp dụng đoạn 255 trong Báo cáo Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

 

Đến ngày 27/3, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Geneva đã thay mặt Chính phủ Việt Nam có thư trả lời phía Oman xác nhận về việc Oman công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam.

 

Trước đó, hồi tháng 1 vừa qua, giữa Việt Nam và Oman đã diễn ra Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật tại Muscat.

 

Như vậy, cho đến thời điểm này, đã có tổng số 45 quốc gia trên toàn thế giới đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Việc các nước trên thế giới công nhận quy chế kinh tế thị trường choViệt Nam phần nào cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua, khuyến khích các nước khác có những đánh giá công bằng tương tự về nền kinh tế Việt Nam.

 

Theo Bộ Công thương, dự kiến thời gian tới, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác giải trình về kinh tế thị trường với những đối tác như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Mexico…

 

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong khuôn khổ các vụ việc chống bán phá giá. Tuy nhiên, đối tác nào công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam thì sẽ ngừng áp dụng quy chế “phi thị trường” đối với Việt Nam.

 

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước