1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

170 tỷ USD “bay” khỏi kho dự trữ 10 quốc gia “tham” giữ vàng

(Dân trí) - Với việc giá vàng lao dốc xuống mức thấp nhất trong 2 năm đã khiến các Ngân hàng Trung ương nắm giữ khối lượng lớn vàng không khỏi "méo mặt". Hàng trăm tỷ USD đã "bốc hơi" khỏi kho dự trữ của các quốc gia.

Trong 4 phiên lao dốc của giá vàng vào các ngày 10,11,12,15/4 vừa qua, những quốc gia “ôm” nhiều vàng nhất thế giới sẽ không tránh khỏi “thấp thỏm” vì lỗ.

Vốn được coi là kênh đầu tư bảo toàn giá trị tài sản nhất, thế nhưng “nơi trú ẩn an toàn” này đã không khỏi gây thất vọng và cả những lo ngại cho giới đầu tư.

Giá vàng đang trong xu hướng thoái trào và giảm đột ngột trong 2 phiên gần đây.
Giá vàng đang trong xu hướng thoái trào và giảm đột ngột trong 2 phiên gần đây.

Đóng cửa phiên giao dịch 15/4, giá vàng trên sàn Comex lập đáy 33 năm với mức 1.361,1 USD/ounce. So với mức đóng cửa ngày 9/4, mức giá đã giảm mạnh 225,6 USD/ounce, tương ứng mất giá 14,2%.

Trước đó, vào ngày 6/9/2011, giá vàng từng lập đỉnh 1.920,8 USD/ounce. Như vậy, sau 19 tháng, giá vàng đã “bốc hơi” 29%, mất 559,7 USD/ounce.

Theo tính toán của Dân trí dựa trên số liệu của Business Insider về 10 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới, đã có trên 170 tỷ USD “bốc hơi” khỏi các ngân hàng trung ương kể trên, vỏn vẹn chỉ trong vòng 4 ngày giao dịch. 

Nếu so với mốc 6/9/2011, khối lượng tài sản thất thoát lên tới gần 423 tỷ USD.

Thống kê mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council) cho thấy, tổng khối lượng vàng dự trữ chính thức đang ở mức 31.694,8 tấn, tính đến tháng 4/2013.

Các tính toán dưới đây dựa theo tỷ lệ hoán đổi 1 tấn vàng tương đương với 35.274 ounce.

1.Mỹ

Khối lượng dự trữ: 8.133,5 tấn

Khối lượng dự trữ: 8.133,5 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 75,1%

Thất thoát trong 4 ngày: 64,7 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 160,6 tỷ USD

2. Đức

Khối lượng dự trữ: 3.391,3 tấn

Khối lượng dự trữ: 3.391,3 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 72,1%

Thất thoát trong 4 ngày: 27 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 67 tỷ USD

3.Italia

Khối lượng dự trữ: 2.451,8 tấn

Khối lượng dự trữ: 2.451,8 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 71,3%

Thất thoát trong 4 ngày: 19,5 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 48,4 tỷ USD

4.Pháp

Khối lượng dự trữ: 2.435,4 tấn

Khối lượng dự trữ: 2.435,4 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 69,5%

Thất thoát trong 4 ngày: 19,4 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 48,1 tỷ USD

5.Trung Quốc

Khối lượng dự trữ: 1.054,1 tấn

Khối lượng dự trữ: 1.054,1 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 1,6%

Thất thoát trong 4 ngày: 8,4  tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 20,8 tỷ USD

6.Thụy Sỹ
Khối lượng dự trữ: 1.040,1 tấn

Khối lượng dự trữ: 1.040,1 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 10%

Thất thoát trong 4 ngày: 8,3 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 20,5 tỷ USD

7.Nga
Khối lượng dự trữ: 976,9 tấn

Khối lượng dự trữ: 976,9 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 9,5%

Thất thoát trong 4 ngày: 7,8 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 19,3 tỷ USD

8.Nhật Bản
Khối lượng dự trữ: 765,2 tấn

Khối lượng dự trữ: 765,2 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%

Thất thoát trong 4 ngày: 6,1 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 15,1 tỷ USD

9. Hà Lan
Khối lượng dự trữ: 612,5 tấn

Khối lượng dự trữ: 612,5 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 58,7%

Thất thoát trong 4 ngày: 4,9 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 12,1 tỷ USD

10. Ấn Độ
Khối lượng dự trữ: 557,7 tấn

Khối lượng dự trữ: 557,7 tấn

Tỷ trọng trong dự trữ ngoại hối: 9,6%

Thất thoát trong 4 ngày: 4,4 tỷ USD

Thất thoát sau 19 tháng: 11 tỷ USD

Bích Diệp