1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015

Vay nợ là công việc bất đắc dĩ nhưng nó lại là một phần “không thể thiếu” trong cấu trúc tài chính cũng như hành trang của cuộc sống hiện đại.

Thực tế, không ít cá nhân lẫn các quốc gia phải đi vay, nhưng do “vung tay quá trán” nên ngày càng chìm sâu trong nợ nần, khó trả.

Dưới đây là danh sách Top 10 quốc gia ”nợ lút đầu” tính đến năm 2015, chủ yếu là các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức tín dụng khác.

1. Mỹ (18,4 nghìn tỷ USD)

Theo WB, mặc dù Mỹ là nước giàu nhất nhì thế giới nhưng đến nay con số nợ của quốc gia này đã vượt trên 18,4 nghìn tỷ đô la Mỹ ($). Công bằng, những năm gần đây, Mỹ đã chi rất nhiều tiền để hỗ trợ các quốc gia khác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và đảm bảo an ninh quốc gia cũng như chi tiêu trong nước.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 1

 

Tất cả các khoản này đã làm cho nước Mỹ trở thành con nợ đứng đầu bảng. Chính xác, tới thời điểm tháng 5/2015 tổng nợ liên bang lên tới 18.471.090.985.000 $. Theo Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thì con số nợ này không tính khoản nợ của tiểu bang và nợ địa phương và chưa bao gồm các khoản chi cho các chương trình an sinh xã hội và Medicare.

2. Nhật Bản (10 nghìn tỷ $)

Nhận Bản là nền kinh tế rất “hùng cường” nhưng đến nay đã nợ tới 10 nghìn tỷ $. Theo các chuyên gia kinh tế, sự nợ của quốc gia này có phần đóng góp không nhỏ của các yếu tố khách quan như thảm họa sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân. Trung bình, mỗi người dân Nhật Bản hiện có bổn phận trả nợ lên tới 80.000 $.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 2

 

Năm 2011, Moody đã giảm một bậc nợ công của Nhật Bản từ As2 xuống bậc Aa3. Tin tốt lành cho thấy, những người đứng đầu chính phủ đã đưa ra được các chính sách thích hợp để xử lý khủng hoảng nợ. Ví dụ, kế hoạch tăng thuế mua hàng quốc gia (national sales tax), tức thuế mua lẻ hàng hóa phải trả , áp dụng vào năm 2017.

3. Italy (3 nghìn tỷ $)

Theo Ngân hàng Italia (BoI) nợ công của Italy tính đến tháng 5/2015 là 3 nghìn tỷ $. Các công dân của Italia hiện đang sở hữu tài sản ước tính 180 tỷ Euro không được công bố ở nước ngoài, cao ba lần so với con số trong năm 2004. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sức khỏe nền kinh tế của Italia hiện đang có dấu hiệu bất ổn, khó có thể khắc phục được trong tương lai gần.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 3

 

4. Vương quốc Anh (2,3 nghìn tỷ $)

Thâm hụt ngân sách của Vương quốc Anh trong năm nay là “đáng kể”. Các khoản nợ công của Anh hiện đã vượt ngưỡng 2,3 nghìn tỷ $, chiếm tới 81,58% tổng GDP. Nợ quốc gia đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, khoảng 2 tỷ £ mỗi tuần (3,06 tỷ $). Vì vậy chính phủ Anh đang nỗ lực thực hiện các bước khắc phục nhằm giảm thiểu tốc độ tăng trưởng không mong muốn này.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 4

 

5. Đức (2,1 nghìn tỷ $)

Đức là nơi đặt bản doanh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo GDP danh nghĩa và lớn thứ năm tính theo PPP (hình thức đối tác công tư) và cũng là quốc gia hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, nhất là công nghiệp và công nghệ. Nợ quốc gia của Đức hiện lên tới 2,1 nghìn tỷ $, trung bình mỗi người dân gánh khoảng 27.000 $.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 5

 

6. Pháp (2 nghìn tỷ $)

Dân số Pháp hiện nay là 65.633.194 người, trung bình mỗi người nợ nước ngoài khoảng 40.000 $, đưa tổng số nợ công của quốc gia là  2 nghìn tỷ $. Trung bình, mỗi năm Pháp phải trả lãi xuất 66,6 tỷ euro (€), trung bình mỗi giây nợ 2.113 €. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm GDP thì nợ của Pháp hiện đã lên tới 94,67% .

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 6

 

7. Tây Ban Nha (1 nghìn tỷ $)

Suy thoái kinh tế toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Tây Ban Nha. Làm cho khoản nợ công của Tây Ban Nha hiện đã vượt trên ngưỡng 1 nghìn tỷ $, trung bình mỗi công dân Tây Ban Nha được “chia nợ” khoảng  24.000 $. Tin mừng, hiện tại kinh tế đang phục hồi nên khoản nợ của Tây Ban Nha đang dần dần được chế ngự.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 7

 

8. Hà Lan (530 tỷ $)

Theo số liệu của WB, nợ của Hà Lan hiện nay vào khoảng 530 tỷ $. Trong khoản nợ khổng lồ này, bất động sản chiếm nhiều nhất, đây cũng là lĩnh vực làm cho mopsn tiền nợ của  Hà Lan chưa giảm được bao nhiêu. Tuy nhiên, gần đây kinh tế đang phục hồi trở lại nên hy vọng gánh nợ của Hà Lan sớm được khống chế. Hiện tại, nợ công của chính phủ ước khoảng 68,80% GDP (2014), so với 59,85% mức bình quân giai đoạn 1995-2014.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 8

 

9. Hy Lạp (574 tỷ $)

Hy Lạp hiện đang chìm sâu trong suy thoái kinh tế. Nợ hiện của quốc gia này lên tới 574 tỷ $.

Với khoản nợ khổng lồ nói trên, chính Bộ trưởng Nội vụ Nikos Voutsis đã thốt lên với Đài truyền hình Hy Lạp rằng, Hy Lạp không thể trả nợ cho IMF theo đúng hạn vào tháng 6/2015. Đơn giản, Hy Lạp không còn tiền và cũng không biết vay đâu ra. Tình hình kinh tế của Hy Lạp ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường chứng khoán châu Âu.

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 9

10. Ireland (233 tỷ $)

Đất nước xinh đẹp của châu Âu - Ireland hiện đang trở thành “chúa Chổm” bởi nợ công đã lên tới 233 tỷ @. Với khoản nợ này, mỗi người dân Ireland được chia xuất nợ lên tới 50.000 USD mỗi người. Nhiều nông dân Ireland đang có nguy cơ “giải nghệ” vì nợ quá lớn, trong khi đó thu nhập từ nghề nông lại rất thấp nên lợi nhuận để trả nợ không đáng kể, nhiều nông dân phải bán lúa non, còn chủ nợ thì như ngồi trên đống lửa.

Giải pháp giảm nợ đã được nhiều chính phủ áp dụng thành công
Giải pháp giảm nợ đã được nhiều chính phủ áp dụng thành công

Theo tờ Investopedia, để giảm nợ và thanh toán nợ đến hạn, chính phủ nhiều nước đã áp dụng một số giải pháp và mang kết quả cao, vừa giảm được nợ lại kích thích kinh tế phát triển.

Giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ (bonds): Chính phủ phát hành trái phiếu để có tiền, cho phép họ tránh tăng thuế và có tiền để kích thích nền kinh tế. Về mặt lý thuyết tạo ra thu nhập thuế bổ sung từ các doanh nghiệp và người nộp thuế. Số tiền trái phiếu được dùng để đáo hạn, trả nợ và lãi suất. Trong thực tế, phát hành trái phiếu giúp tăng trưởng kinh tế , trực tiếp giảm nợ dài hạn cho chính phủ.

Đồng hồ báo nợ của nước Mỹ
Đồng hồ báo nợ của nước Mỹ

Giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ đã được Mỹ thực hiện thành công. Ví dụ, từ tháng 11/2008 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát hành một lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán tài chính khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp trả nợ sau khủng hoảng tài chính 2007-2008. Về dài hạn, mua các khoản nợ của chính mình không được xem là hiệu quả hơn so với đi vay nhưng lại được xem là giải pháp tình thế để tồn tại.

Áp dụng mức lãi suất linh hoạt: Duy trì lãi suất thấp là một cách khác để chính phủ tìm cách kích thích nền kinh tế, tạo ra doanh thu thuế và, cuối cùng, giảm nợ quốc gia. Lãi suất thấp làm cho nó trở nên dễ dàng cho các cá nhân và doanh nghiệp vay tiền. Đổi lại, người vay chi tiêu tiền vào hàng hóa và dịch vụ, trong đó tạo việc làm và thu thuế. Lãi suất thấp đã được Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và các quốc gia khác áp dụng thành công. Cũng nên lưu ý, lãi suất duy trì ở mức thấp, hoặc gần bằng không trong thời gian dài không được chứng minh là liều thuốc vạn năng nhưng lại tốt cho các khoản nợ của chính phủ.

Gánh nặng nợ công, nỗi lo không của riêng ai
Gánh nặng nợ công, nỗi lo không của riêng ai

Cắt giảm chi tiêu: Canada đối mặt với thâm hụt ngân sách tới hai con số trong những năm 90 và nhờ cắt giảm mạnh ngân sách ( trên 20% trong vòng bốn năm), nên quốc gia này đã giảm thâm hụt ngân sách đến con số gần như zero trong ba năm và cắt giảm nợ công tới 1/3 trong vòng năm năm mà không cần tăng thuế. Giải pháp này làm nhiều người tức giận, nhất là nhóm thiếu ý chí chính trị, thậm chí trong trường hợp cực đoan, như Hy Lạp trong năm 2011, những người biểu tình xuống đường nhưng lợi ích lâu dài thì chỉ có thời gian mới chứng minh được.

Giải pháp cắt giảm chi tiêu kết hợp tăng thuế được xem là giải pháp hữu hiệu đối với quốc gia phải đối mặt với các khoản nợ lớn và ngày càng tăng đã được Thụy Điển, Mỹ thực hiện khá thành công. Ví dụ, tại Thụy Điển, kinh tế của quốc gia Bắc Âu này năm 1994 gần như kiệt quệ nhưng đến cuối những năm 90 cả nước đã có ngân sách cân bằng thông qua một sự kết hợp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Hoặc các khoản nợ của Mỹ đã được thanh toán vào những năm 1947, 1948 và 1951 bởi Tổng thống Harry Truman. Đến đời Tổng thống Dwight D. Eisenhower ông lại tiếp tục quản lý để giảm nợ, đặc biệt là cắt giảm chi tiêu và tăng thuế đã giúp nền kinh tế không những thoát được nợ mà còn phát triển ngoạn mục trong giai đoạn 1956- 1957.

Ngoài các giải pháp nói trên, một số sự lựa chọn khác đã được các nước áp dụng để giảm áp lực nợ nần như tăng cường sản xuất, tiếp cận thương mại chuyên nghiệp để làm ra nhiều tiền. Ví dụ, Saudi Arabia giảm gánh nặng nợ nần từ 80% GDP năm 2003 xuống còn 10,2% GDP vào năm 2010 nhờ bán dầu. Một số giải pháp khác như xóa nợ cho các nước nghèo như Ghana (1980) đã được giảm đáng kể nợ bằng cách xóa nợ hoặc Hy Lạp được xóa nợ hàng tỷ USD qua các quỹ cứu trợ tài chính trong năm 2010-2011.

Theo Khắc Nam
Đất Việt

 

10 quốc gia “nợ lút đầu” tính đến năm 2015 - 13