Đà Nẵng: Hội thảo quốc tế về tâm lý học học đường

(Dân trí) - Sáng 28/7, tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng diễn ra hội thảo quốc tế chủ đề “Phát triển Tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt Nam”.

Hội thảo do đượcTrường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) đăng cai phối hợp với Bộ GD&ĐT Việt Nam, Liên hiệp Phát triển Tâm lý học học đường thế giới (CASP-I),các tổ chức phi chính phủ (NGOs)... tổ chức với sự tham dự của gần 300 nhà khoa học trong và ngoài nước.

Gần 300 nhà khoa học ĩnh vực tâm lý học ở trong và ngoài nước trình bày và thảo luận tại Hội thảo
Gần 300 nhà khoa học ĩnh vực tâm lý học ở trong và ngoài nước trình bày và thảo luận tại Hội thảo

Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật, công bố các kết quả nghiên cứu, kết nối, vận động các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học và các bậc phụ huynh trong việc xây dựng, quy hoạch, phát triển ngành, nghề, dịch vụ Tâm lý học học đường (TLHHĐ) tại Việt Nam và trên thế giới.

Đánh giá cao vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hội thảo, TS. Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Học sinh - sinh viên thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT đến dự hội thảo và phát biểu: “Với thực tế về tâm lý và thực tiễn trong trường học đang diễn ra, việc phát triển TLHHĐ là rất cần thiết. Hội thảo quốc tế Tâm lý học học đường lần này là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo chuyên gia tâm lý học đường, các cơ sở tư vấn tâm lý học đường trao đổi, chia sẻ về các chính sách, định hướng hoạt động trong lĩnh vực TLHHĐ”.

Theo đó, Hội thảo thu hút hàng trăm bài báo khoa học và giới thiệu hơn 70 bài báo khoa học về lĩnh vực TLHHĐ. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và thực hành tâm lý học đường đến từ các trường Đại học và các cơ sở nghiên cứu và thực hành TLHHĐ của Việt Nam và các nước Mỹ, Úc, Nhật.

PGS.TS Lê Quang Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm chia sẻ trong phát biểu đề dẫn khai mạc Hội thảo, trong bối cảnh sống, học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ ở xã hội hiện đại không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách người học. Nhu cầu được hỗ trợ về mặt tinh thần để phát triển thuận lợi nhất ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với từng người học. Sự hỗ trợ, tư vấn của các nhà tâm lý trong nhà trường có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhất là đối với những trẻ có khó khăn về học tập. Đồng thời, hoạt động TLHHĐ cũng được mở rộng sang tư vấn, định hướng cho hoạt động nghiệp vụ sư phạm của các thầy cô giáo thông qua việc cung cấp những thông tin về mặt tâm lý của học sinh để tạo điều kiện cho các nhà giáo dục thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn.

Khánh Hiền