Vết đen Mặt Trời bất ngờ tiến hóa nhanh gấp 10 lần, đe dọa Trái Đất

Nam Đoàn

(Dân trí) - Vết đen Mặt Trời AR3085 đã nhân kích thước lên 10 lần trong 2 ngày và một vết đen khác có 2 cực không bình thường, khiến các nhà khoa học lo ngại về những cơn bão Mặt Trời xảy ra tới đây.

Vết đen Mặt Trời bất ngờ tiến hóa nhanh gấp 10 lần, đe dọa Trái Đất - 1
AR3085 xuất hiện cách đây vài ngày và gần như không thể nhìn thấy, đến ngày 23/8, kích thước của nó đã nhân lên hơn 10 lần.

Kích thước của vết đen AR3085 hiện tại đã gần bằng hành tinh của chúng ta và đang hướng trực tiếp vào Trái Đất. Đồng thời, vùng hoạt động này có nguy cơ bùng phát cơn bão Mặt Trời trong vài ngày tới.

Bão Mặt Trời là những luồng năng lượng cực mạnh phóng vào không gian và mang theo những hạt tích điện. Chúng được hình thành bởi sự tích tụ năng lượng từ các vùng của Mặt Trời, nơi có từ trường rất mạnh.

Vết đen Mặt Trời bất ngờ tiến hóa nhanh gấp 10 lần, đe dọa Trái Đất - 2
Hình ảnh cho thấy vết đen AR3085 tiến hóa nhanh chóng chỉ trong 1 ngày (Ảnh: Space Weather).

Những vụ phóng này được các nhà khoa học phân loại theo cường độ năng lượng cực đại của chúng bao gồm loại A; B; C; M và X. Mỗi loại mang sức mạnh lớn hơn 10 lần so với loại trước đó, và pháo sáng mặt trời loại X là mạnh nhất.

Theo Space Weather, vết đen AR3085 đã tiến hóa rất nhanh chỉ trong 2 ngày, song sức mạnh hiện tại của nó được dự đoán ngang loại C, vì thế không gây tác động nào đến Trái Đất. 

Trong khi, chỉ những vụ phun trào loại M mới có thể gây ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta vùng với điều kiện Trái Đất nằm trong hướng di chuyển của chúng, điều này có thể làm tê liệt hệ thống vô tuyến, mạng lưới điện, thậm chí gây gián đoạn kết nối vệ tinh.

Một số vụ phóng lớp X đã xảy ra trong năm nay như vào tháng 4, một cơn bão Mặt Trời đã gây mất điện vô tuyến ở Úc, Tây Thái Bình Dương và Đông Á.

 Bão Mặt Trời hoạt động cực đại vào năm 2025

Ngày càng có nhiều vết đen xuất hiện trên bề mặt Mặt Trời, tiềm ẩn nguy cao nguy cơ. Các nhà khoa học đã tính toán một chu kỳ của Mặt Trời kéo dài khoảng 11 năm, được ghi lại từ năm 1775. 

Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian cho biết, hiện tại Mặt Trời đang ở chu kỳ thứ 25 và các cơn bão Mặt Trời sẽ hoạt động cực đại vào khoảng cuối năm 2024 đầu năm 2025 với khoảng 115 vết đen có khả năng xuất hiện trong thời gian hoạt động cao điểm.

Các vết đen Mặt Trời có thể phát triển đến kích thước của một hành tinh - chúng trông sẽ tối hơn do có nhiệt độ thấp so với môi trường xung quanh, sự giảm nhiệt độ này do từ trường làm chậm sự đối lưu của plasma.

Tiếp theo đó, từ trường sẽ uốn lượn trong khu vực này, chặn dòng khí nóng cho đến khi năng lượng trong vết đen tích tụ cực đại, làm chênh lệch áp suất dẫn đến phun trào.

Vết đen Mặt Trời bất ngờ tiến hóa nhanh gấp 10 lần, đe dọa Trái Đất - 3
Các khu vực vết đen mặt trời đang được các nhà khoa học giám sát (Ảnh: Space Weather).

Mặt khác, các nhà khoa học còn phát hiện thêm một vết đen Mặt Trời với một từ trường "không bình thường" được đặt tên là AR3088 nằm ở khu vực Nam bán cầu của Mặt Trời. Đây là một vết đen gặp với các cực từ đang đi ngược với so với các vết đen khác. 

Theo định luật phân cực Hale, các cực từ luôn ngược chiều nhau và thứ tự của các cực bị đảo ngược từ bán cầu này sang bán cầu kia. 

Trong chu kỳ hiện tại, các cực của vết đen Mặt Trời phải có cực dương (+) ở bên trái và cực âm (-) ở bên phải. Trong khi, các cực của vết đen AR3088 xoay 90 độ, cực (+) hướng lên và cực (-) hướng xuống, khiến các nhà khoa học phải giám sát rất chặt chẽ. 

Vết đen Mặt Trời bất ngờ tiến hóa nhanh gấp 10 lần, đe dọa Trái Đất - 4
Các cực từ "không bình thường" của vết đen AR3088 khiến các nhà khoa học phải giám sát chặt chẽ (Ảnh: Spaceweather).

Cho đến nay, có 4 khu vực đang được các chuyên gia về thời tiết trong không gian giám sát là AR3085, AR3086, AR3087 và AR3088.

Theo trustmyscience.com