Vệ tinh mini làm từ lon nước ngọt

(Dân trí) - Nếu như sử dụng các vật liệu tái chế để làm một công trình nghệ thuật nào đó có thể khiến mọi người nhớ lại những kỷ niệm thời còn đi học, thì một kỹ sư 22 tuổi tới từ Bengaluru, Ấn Độ đã tiến thêm một bước xa hơn.


Vệ tinh mini làm từ lon nước ngọt.

Vệ tinh mini làm từ lon nước ngọt.

Suraj Kumar Jana – người sáng lập Opencube LabsBased – đã ra mắt dự án “Chương trình Phát triển CanSat” năm 2014. Jana đã thấy cơ hội để mang đến cho các sinh viên khả năng thử nghiệm các nhiệm vụ vũ trụ quy mô nhỏ thông qua một số hoạt động của dự án. Jana – kỹ sư tốt nghiệp từ Viện công nghệ BMS - cho biết “các hoạt động thông thường để có được kinh nghiệm về thời gian thực tế của các sứ mệnh không gian quy mô nhỏ sẽ vượt quá khả năng chi trả của sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ. Thông qua các hoạt động của dự án CanSat, các sinh viên sẽ thu được những hiểu biết ban đầu về việc chế tạo, vận hành và phóng vệ tinh”.

Trong dự án đặc biệt này, các sinh viên đã tạo ra các vệ tinh phiên bản mini để thu thập các thông tin về mức độ ô nhiễm của thành phố, nhiệt độ, chất lượng nước và không khí, và tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Vậy, làm thế nào để có thể tạo ra một vệ tinh mini? Đối nhà sáng tạo này, toàn bộ vấn đề chỉ là việc thu thập vỏ lon coca, redbull và kể cả vỏ lon bia để chế tạo phần thân của rô-bốt thu thập thông tin. Từ đó, dự án CanSat cài đặt phần cứng của cơ sở dữ liệu mã nguồn mở từ bo mạch Arduino hoặc Rasberry Pi.

Sau khi mọi thứ đã tốt đẹp và sẵn sàng -tất cả đều vừa vặn với một vỏ lon nước ngọt 350ml, sản phẩm tốt hơn mong đợi này đã được đưa đến căn cứ không quân ở Yelahanka, Ấn Độ để phóng lên không trung dưới dạng các vệ tinh lon này đeo dù. Trong khi rơi xuống mặt đất, thông tin đã được truyền tới trạm mặt đất một cách nhanh chóng.

Vệ tinh mini làm từ lon nước ngọt - 2

Đối với Jana, mục tiêu cuối cùng của dự án này là các dữ liệu sẽ được sử dụng để thực hiện tốt hơn các chính sách về môi trường. Nhìn chung, có thể nói Elon Musk không phải là người tiên phong duy nhất khi sử dụng vật liệu tái chế trong các nhiệm vụ vũ trụ - đã đến lúc giành chỗ cho một thành viên mới.

Anh Thư (Tổng hợp)