Tìm ra phương pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu vừa tạo ra một bước đột phá có thể biến đổi tế bào gốc của con người thành tế bào sản xuất insulin chức năng (còn gọi là tế bào beta).

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 đã đi một chặng đường dài kể từ lần đầu tiên được mô tả ở Ai Cập cổ đại, tiêm insulin và chích ngón tay là một phần trong cuộc sống của nhiều bệnh nhân tiểu đường.

Tìm ra phương pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường - 1
Các nhà khoa học vừa tìm ra một phương pháp mới hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

"Hiện tại chúng tôi có thể tạo ra các tế bào sản xuất insulin hoạt động giống như các tế bào beta tuyến tụy mà bạn và tôi có trong cơ thể. Đây là một bước quan trọng đối với mục tiêu của chúng tôi là tạo ra các tế bào có thể được cấy ghép vào bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường”, nhà vi sinh vật học Matthias Hebrok từ Đại học California San Francisco (UCSF) giải thích.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có đặc trưng là vấn đề mất insulin do hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào trong tuyến tụy. Do đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải tự có insulin của mình.

Có các phương pháp khác để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1, chẳng hạn như sử dụng các tế bào beta mới hoặc hoán đổi tuyến tụy bị tổn thương cho một tuyến mới, nhưng cả hai lựa chọn này đều có giới hạn vì các tế bào hoặc nội tạng mới cần phải được lấy từ người hiến tạng.

Để giải quyết vấn đề của người hiến tặng nội tạng, các nhà nghiên cứu bao gồm nhóm nghiên cứu tại UCSF đã nghiên cứu để đưa các tế bào gốc trở thành các tế bào beta tuyến tụy đầy đủ chức năng trong vài năm qua, nhưng đã có một số vấn đề trong việc tìm ra chúng.

"Các tế bào của chúng tôi đang sản xuất bị mắc kẹt ở giai đoạn chưa trưởng thành, nơi họ không thể đáp ứng đầy đủ chỉ số đường huyết và tiết ra insulin đúng cách", Hebrok nói.

Nhưng khi nhóm nghiên cứu thử tìm cách làm các tế bào này phát triển trong tuyến tụy, câu chuyện đã có tiến triển. Tại đây, các tế bào tách ra khỏi phần còn lại của tuyến tụy và tự sắp xếp thành các phần lồi gọi là đảo tụy.

Khi thực hiện kỹ thuật này được cấy vào những con chuột khỏe mạnh, họ phát hiện ra rằng các tế bào sản xuất insulin để đáp ứng với lượng đường trong máu trong vài ngày.

Tất nhiên, như với bất kỳ nghiên cứu nào về chuột, chúng ta chưa thể quá vui mừng vì vẫn còn khá nhiều việc phải làm trước khi điều này trở thành một phương pháp điều trị hữu ích cho con người. Đối với một người, nếu bạn đưa các tế bào gốc tuyến tụy mới vào bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, có khả năng hệ thống miễn dịch vẫn sẽ phá hủy chúng.

Điều này đồng nghĩa với việc, bất cứ ai trải qua điều trị này sẽ phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại, một vấn đề cũng đi kèm với việc hiến tặng nội tạng và tế bào.

Nhưng bước tiến mới nhất này vẫn là một bước tiến lớn và nhóm nghiên cứu hiện đang nỗ lực giải quyết những vấn đề khác này.

Khôi Nguyên (Theo Science Alert)