Thực vật cũng có thể phát ra âm thanh khi bị căng thẳng

(Dân trí) - Những phát hiện mới này có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về vương quốc thực vật, vốn được coi là gần như im lặng cho đến bây giờ.

Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện của họ sẽ giúp làm tăng thêm sự hiểu biết khoa học về tiến hóa và hệ sinh thái thực vật trên khắp thế giới.

Thực vật cũng có thể phát ra âm thanh khi bị căng thẳng - 1
Thực vật cũng biết “căng thẳng” dưới tác động nhất định và có thể phát ra âm thanh.

Thực tế những nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng căng thẳng gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ và ánh sáng, cũng như sự tấn công của động vật ăn cỏ, có thể làm thay đổi kiểu hình của cây, dẫn đến thay đổi màu sắc, mùi và hình dạng.

Thực vật căng thẳng cũng đã được tìm thấy để đưa ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Để kiểm tra xem thực vật có phát ra âm thanh hay không, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv đã ghi lại cây cà chua và cây thuốc lá bị thiếu nước, có thân cây bị cắt hoặc không. Micro để theo dõi tập trung vào dải âm siêu âm trong khoảng từ 20 đến 150 kHz.

Kết quả thu được đó là khi thực vật căng thẳng có thể phát ra âm thanh nhiều hơn đáng kể so với thực vật từ nhóm kiểm soát thoải mái. Không chỉ ồn ào hơn, mà các nhà nghiên cứu cho rằng chúng còn phát ra những âm thanh khác nhau tùy thuộc vào những gì đang xảy ra hay âm thanh mang thông tin về trạng thái sinh lý của cây.

Một mô hình học máy cũng được thiết kế đặc biệt đã được báo cáo có khả năng phân biệt giữa âm thanh thực vật và tiếng ồn trên nền chung.

Câu hỏi được đặt ra đó là thực vật không có dây thanh âm, làm sao có thể phát ra âm thanh? Các nhà nghiên cứu nói rằng nó có thể là kết quả của một quá trình nội bộ được gọi là xâm thực, theo đó các bọt khí hình thành và phát nổ. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng xâm thực có thể tạo ra các rung động nhưng không được liên kết với việc truyền âm thanh. Âm thanh cũng có khả năng nghe xa tới 5 mét.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy động vật, con người và thậm chí cả các loài thực vật khác có thể sử dụng âm thanh phát ra từ thực vật để có được thông tin về tình trạng của cây. Lắng nghe thực vật có thể giúp theo dõi xem cây có cần nước hay không, có khả năng tiết kiệm việc sử dụng và tăng năng suất trong tương lai”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.

Minh Long

Theo IFL Science