Thiếu nước toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế

(Dân trí) - Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), các nước Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và Nam Á đang chịu tổn thất nặng nề nhất về kinh tế do tình trạng khan hiếm nước và biến đổi khí hậu.

Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế ở các thành phố và phát triển nông nghiệp, những khu vực hiện nay được coi là có nguồn nước dồi dào nhưng đến năm 2050 có thể sẽ trong tình trạng thiếu nước - và tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn ở một số vùng rộng lớn thuộc châu Phi và châu Á, gây ra những xung đột và tình trạng di cư.


Thiếu nước toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế

Thiếu nước toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế

Theo dự đoán của WB, nếu không có những thay đổi triệt để về quản lý nguồn nước theo chính sách quản lý nước doanh nghiệp hiện hành thì tình trạng thiếu nước có thể làm giảm 14% GDP ở Trung Đông và gần 12% GDP ở Sahel, 11% GDP ở Trung Á và 7% GDP ở Đông Nam Á. Tính tất cả các khu vực, trung bình số người thiếu nước trên GDP là khoảng 6%.

Hiện nay, các chính phủ ngày càng quan tâm đến mối đe doạ về nguồn nước cấp do sự kết hợp của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Ví dụ, tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời các lãnh đạo doanh nghiệp vào Nhà Trắng họp bàn về vấn đề bảo vệ California khỏi tình trạng hạn hán - bằng việc huy động vốn đầu tư vào các dữ liệu và công nghệ khác nhau nhằm thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước.

Theo dự đoán của WB, tổn thất kinh tế lớn nhất do tình trạng thiếu nước sẽ xảy ra ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và một số khu vực thuộc Nam Á. Và hầu như không có tác động đến các nền kinh tế ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Phần lớn thế giới đang phải đối mặt với một tương lai nóng hơn và khô hơn do biến đổi khí hậu. Lượng mưa - gồm cả gió mùa đang ủng hộ cho ngành nông nghiệp ở Nam Á - sẽ trở nên khó dự đoán hơn. Và bão có thể làm ô nhiễm các hồ chứa nước ngọt. Tình hình gia tăng dân số cũng gây áp lực cho nguồn nước, đặc biệt ở các thành phố và nhu cầu nước cho ngành nông nghiệp đang tăng lên.

Theo báo cáo, đến năm 2050, lượng nước ở một số thành phố chỉ còn khoảng hai phần ba so với hiện nay. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, sức khỏe cộng đồng và thu nhập của các hộ dân - khi mà các gia đình buộc phải chi trả nhiều hơn cho những nhu cầu thiết yếu.

Việc khuyến khích sử dụng hiệu quả nguồn nước có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong bối cảnh kinh tế ở các khu vực đang bị đe doa bởi tình trạng thiếu nước vào giữa thế kỷ. Tại một số quốc gia, khoảng hai phần ba lượng nước bị thất thoát do đường ống cũ hoặc rò rỉ. Theo báo cáo, các chính sách quản lý nước hiệu quả sẽ làm tăng thêm 11% GDP ở các nước Trung Á và làm giảm tác động do thiếu nước ở Trung Đông.

N.M.P (Theo theguardian)