Thiếu ngủ và thức giấc vào ban đêm có nguy cơ làm hỏng cấu trúc DNA

(Dân trí) - Các nhà khoa học tin rằng đó là những tác nhân gây ra các bệnh mãn tính bao gồm ung thư và tiểu đường, cũng như tim mạch, bệnh thần kinh và phổi.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và thức giấc vào ban đêm có khả năng làm hỏng cấu trúc DNA của một số nhóm người.

Thiếu ngủ và thức giấc vào ban đêm có nguy cơ làm hỏng cấu trúc DNA  - 1
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra những tác nhân mới có thể ảnh hưởng tới cấu trúc DNA của con người.

Theo các nhà khoa học, công việc làm ca đêm đặc biệt là tác nhân chính gây oxy hóa cho DNA, từ đó góp phần lớn vào nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính nghiêm trọng.

Đặc biệt, để thay đổi cho phương pháp nghiên cứu truyền thống, thường sử dụng động vật thí nghiệm hoặc nhóm kiểm soát dựa trên tình nguyện viên, các tác giả của nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông đã dựa trên kết luận của họ về kết quả thí nghiệm tự thực hiện và hàng tá đồng nghiệp.

Tổng cộng, nghiên cứu đã kiểm tra 49 bác sĩ toàn thời gian có điều kiện sức khoẻ tốt, tuổi trung bình từ 28 đến 33, người đã hiến một mẫu máu sau ba ngày ngủ đủ giấc. Các bác sĩ làm việc ca đêm lấy mẫu máu bổ sung vào sáng hôm sau, sau tình trạng thiếu ngủ cấp tính.

Kết quả được phát hiện vấn đề thiệt hại với DNA là cao hơn đáng kể ở những người làm việc vào ban đêm so với những đồng nghiệp làm việc vào ban ngày bình thường.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi bị thiếu ngủ cấp tính, khả năng tái tạo từ tổn thương của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhìn chung, các bác sĩ làm việc ca đêm đã chứng minh khả năng phá vỡ DNA cao hơn 30%, với tình trạng thiếu ngủ cấp tính chỉ trong một đêm làm tăng thiệt hại DNA lên tới 25%.

Khôi Nguyên (Theo Sputnik)