Thiết kế công cụ in 3D để cho các nhà du hành sử dụng trên Trạm vũ trụ

(Dân trí) - Một cuộc thi mới có tên là Thử thách thiết kế ISS – ISS Design Challenge – đang kêu gọi các sinh viên đưa ra những thiết kế sáng tạo về các công cụ mà các phi hành gia trên trạm vũ trụ có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trên phòng thí nghiệm quỹ đạo. Công cụ thiết kế đoạt giải sẽ được in 3D trên trạm vũ trụ bằng máy in của Made in Space.

Thiết bị gia công bồi đắp - Additive Manufacturing Facility, một máy in 3D thương mại trên trạm Vũ trụ quốc tế, đã in chiếc cờ-lê này (công cụ đầu tiên của nó) vào tháng 6/2016 (Ảnh: NASA)
Thiết bị gia công bồi đắp - Additive Manufacturing Facility, một máy in 3D thương mại trên trạm Vũ trụ quốc tế, đã in chiếc cờ-lê này (công cụ đầu tiên của nó) vào tháng 6/2016 (Ảnh: NASA)

Cuộc thi được tài trợ bởi Mouser Electronics và sẽ được đánh giá bởi vị cựu chỉ huy của ISS - Chris Hadfield và Grant Imahara - người dẫn chương trình cũ của “MythBusters”.

Cuộc sống hàng ngày trên Trạm vũ trụ quốc tế mang đầy tính thử thách; rất nhiều các nhiệm vụ thông thường ở đây mà chúng ta giả dụ trên Trái đất yêu cầu phải sử dụng sáng tạo các công cụ và các dụng cụ thay thế tạm thời trong không gian không trọng lượng. Và đôi khi, việc tạo ra công cụ trong không gian dễ dàng hơn so với việc kích hoạt chúng trên trạm vũ trụ.

Hình ảnh đồ họa phác thảo hoạt động của máy in 3D trên Trạm vũ trụ quốc tế (Ảnh: Made in Space)
Hình ảnh đồ họa phác thảo hoạt động của máy in 3D trên Trạm vũ trụ quốc tế (Ảnh: Made in Space)

Hadfield đã phát biểu trong một đoạn phim tổng quan về cuộc thi này: “cuộc sống trên một con tàu vũ trụ khác biệt bởi vì bạn không trọng lượng. Mọi thứ bạn đang sử dụng chỉ cần đặt xuống một chỗ nào đó – bạn uống một cốc nước, đặt nó xuống, nước sẽ ở lại dưới đáy. Tóc của bạn rũ xuống. Chiếc áo sơ mi của bạn sẽ ở phần dưới cơ thể và không nhô lên ở xung quanh đầu bạn”

Thật vậy, các kỹ sư phải sáng tạo và đó là nơi thi đấu của các sinh viên.

Imahara phát biểu trong đoạn phim “Cuộc sống trong không gian không hề dễ dàng. Nó tràn đầy các thử thách thúc đẩy các giới hạn của công nghệ, và thường đòi hỏi các giải pháp sáng tạo thật sự. Đó là nơi các kỹ sư tìm đến, và nếu bạn có một ý tưởng sáng tạo, đó có thể là nơi bạn đến”

Trong đoạn phim này, Hadfield khuyến khích những người tham gia cuộc thi nghĩ về các thiết bị có thể hữu hiệu trong cuộc sống không trọng lực, chứ không phải nghĩ về các món đồ chơi.

Thiết kế thắng cuộc phải đáp ứng các hướng dẫn về an toàn hết sức nghiêm ngặt để được phép sử dụng trên quỹ đạo. Ví dụ như, nó không thể yêu cầu bất kỳ nguồn năng lượng bên ngoài nào và không sử dụng lửa trực tiếp, và nó phải sử dụng (vật liệu) polyme riêng biệt để in 3D.

Những đề mục đầu tiên trên trang web của Mouser bao gồm một máy bay không người lái trong không gian, một tai nghe thực tế ảo cho các phi hành gia ngắm nhìn hình ảnh của người thân, và một cờ-lê dùng tay.

Glenn Smit – Chủ tịch và là giám đốc điều hành của Mouser Electronics – cho biết “cuộc thi này chắc chắn đã gia tăng các mức độ phấn kích bằng cách thách thức khách hàng của chúng tôi tạo ra một thứ gì đó có thể sử dụng trong không gian”.

Các đối tác khác trong dự án này bao gồm Viện kỹ nghệ điện và điện tử - Institute of Electrical and Electronics Engineers, Hackster và MacroFab. Người chiến thắng sẽ nhận được một chiếc máy in 3D, hội đàm với Made In Space, và – tất nhiên là cơ hội được nhìn thấy công nghệ của mình được sử dụng trên ISS.

Cuộc thi tiếp nhận đăng ký tham dự tới ngày 7/10. Thông tin chi tiết về cuộc thi xem tại đây

Anh Thư (Theo Space)