Thiên thực kép! Trái đất và Mặt trăng cùng đi qua phía trước Mặt trời

(Dân trí) - Hình ảnh thiên thực kép này đã được trạm quan sát Solar Dynamics Observatory (SDO) chụp lại – SDO là một vệ tinh được thiết kế để theo dõi mặt trời và bầu khí quyển của nó. SDO có một loạt các dụng cụ khác nhau để ghi lại hình ảnh của mặt trời trong 13 bước sóng, cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các chu kỳ của mặt trời.


Bằng chứng của Trạm quan sát Solar Dynamics Observatory của NASA cho thấy ngày 1/9/2016, mặt trăng và Trái đất đi qua phía trước mặt trời cùng một lúc. Bởi vì bầu khí quyển của Trái đất đã hấp thụ một phần ánh sáng mặt trời nên bóng của trái đất rất mờ, trong khi của mặt trăng rất rõ ràng và sắc nét. (Ảnh: NASA)

Bằng chứng của Trạm quan sát Solar Dynamics Observatory của NASA cho thấy ngày 1/9/2016, mặt trăng và Trái đất đi qua phía trước mặt trời cùng một lúc. Bởi vì bầu khí quyển của Trái đất đã hấp thụ một phần ánh sáng mặt trời nên bóng của trái đất rất mờ, trong khi của mặt trăng rất rõ ràng và sắc nét. (Ảnh: NASA)

Trạm quan sát SDO nằm trên quỹ đạo địa tĩnh ở phía trên một trạm mặt đất tại New Mexico, các vệ tinh sẽ truyền dữ liệu đến đó. (Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo Trái Đất(vĩ độ 0o). Bất kỳ điểm nào trên mặt phẳng xích đạo đều quay tròn xung quanh Trái Đất theo cùng một hướng và với cùng một chu kỳ (vận tốc góc) giống như sự tự quay của Trái Đất). Quỹ đạo của nó được thiết kế để có thể quan sát mặt trời càng rõ càng tốt. Tuy nhiên, vệ tinh này sẽ trải qua thời kỳ nhật thực khi Trái đất đi vào giữa vệ tinh và mặt trời 2 lần mỗi năm. Theo NASA, mùa “thiên thực” này kéo dài trong vài tuần, và có thể cản trở tầm nhìn của vệ tinh tới 72 phút mỗi ngày.

Ngày 1/9, một trong những ngày nhật thực của Trái đất đã xảy ra trùng với chuyển động của mặt trăng vượt qua mặt trời. Vệ tinh đã chụp lại được hình ảnh Trái đất đã chặn lại ánh sáng mặt trời, và khi trái đất che mặt trời, có thể nhìn thấy mặt trăng hơi tụt lại ở phía sau.

Trong các bức ảnh, phần rìa của Trái đất mờ đi bởi vì bầu khí quyển của hành tinh chúng ta đã hấp thụ ánh sáng. Mặt trăng không có khí quyển, vì thế phần rìa của nó xuất hiện sắc nét so với bề mặt của mặt trời.

Một số người dân trên trái đất cũng có thể quan sát thấy hiện tượng này. Ở Châu Phi – đặc biệt là Nam Phi, khi mặt trăng đi qua phía trước mặt trời đã tạo thành một nhật thực hình khuyên. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng đi ngang qua giữa trái đất và mặt trời, nhưng ở vòng ngoài của quỹ đạo tự nhiên. Vì vậy, dường như mặt trăng quá nhỏ để có thể hoàn toàn che khuất bề mặt của mặt trời.

Kết quả là sẽ tạo nên một “vòng tròn lửa”, trong đó, mặt trời được che phủ từng phần nhưng ánh sáng vẫn chiếu ra từ phần rìa của mặt trời. Vòng tròn sáng này được gọi là một hình khuyên.

Dưới đây là một số hình ảnh về hiện tượng này trong ngày 1/9.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Nhật thực vành khuyên nhìn từ đảo Reunion, phía đông Madagascar (Ảnh: Slooh và Weathernews Japan)
Nhật thực vành khuyên nhìn từ đảo Reunion, phía đông Madagascar (Ảnh: Slooh và Weathernews Japan)

Loạt ảnh về nhật thực vành khuyên chụp từ Arusa, Tanzania (Ảnh: Dominyk Lever)

Loạt ảnh về nhật thực vành khuyên chụp từ Arusa, Tanzania (Ảnh: Dominyk Lever)

Anh Thư (Tổng hợp)