Thiên tai sẽ còn khủng khiếp hơn

(Dân trí) - Các nhà khoa học cảnh báo rằng tình hình thiên tai trong tương lai sẽ còn trở nên khủng khiếp hơn nữa. Sẽ còn có nhiều cơn bão có mức độ nguy hiểm như bão Irma.

Thiên tai sẽ còn khủng khiếp hơn - 1

Theo các nhà nghiên cứu, các cơn bão chết người ở vùng Caribê hay các vụ cháy rừng đang lan rộng ở khắp nước Mỹ và Úc mới chỉ là sự bắt đầu của một loạt các thảm họa sau này.

Trong tương lai, ngay cả một vài nơi ở Nam Âu cũng trở nên quá nóng nực để con người có thể sinh sống được, và các cuộc trượt tuyết chỉ còn là hoài niệm về quá khứ vì băng tuyết đang tan ra trên khắp toàn cầu do nhiệt độ tăng lên.

Theo các nhà nghiên cứu, các rạn san hô sẽ tiếp tục chết đi, các tảng băng ở các cực sẽ tan chảy và mực nước biển sẽ tăng lên chỉ là một vài vấn đề mà nhân loại sẽ gặp phải nếu chúng ta không giảm lượng CO2 phát thải ngay từ bây giờ.

Biến đổi khí hậu cũng sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới mùa màng trên toàn cầu.


Tình trạng thiếu lương thực sẽ diễn ra nhiều hơn.

Tình trạng thiếu lương thực sẽ diễn ra nhiều hơn.

Không chỉ có những người nông dân ở nhiều nơi trên thế giới – chẳng hạn như ở châu Á - đang chực chờ các trận mưa, mà mưa cũng đang trở nên ngày càng thưa thớt và phá hủy mùa màng.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á, trong tương lai, thu hoạch lúa gạo có thể giảm tới 50%. Việc này không chỉ do nhiệt độ cao hơn, mà còn do ngày càng ít mưa.


Băng ở các cực cũng sẽ tan chảy.

Băng ở các cực cũng sẽ tan chảy.

Nhà nghiên cứu về khí hậu Mojib Latif cho biết: “mỗi khi nóng thêm 1 độ, thì lượng nước mà không khí hấp thụ sẽ tăng thêm 7%”.

Điều này có nghĩa là tần suất mưa sẽ ít đi, nhưng nếu có mưa thì lượng mưa sẽ lớn hơn khiến cho mùa màng bị phá hủy.

Nhà khoa học Uwe Sonnewald – Trưởng phòng Hóa sinh của Đại học Erlangen – Nurember – bổ sung thêm rằng “ngay cả lúc này, mùa vụ khoai tây cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ những thay đổi đó”. Khoai tây đang cho lượng tinh bột ít đi và nhanh hỏng hơn. Và “đã đến lúc chúng ta phải đầu tư vào việc phát triển các giống cây trồng mới”.

Tuy nhiên, cũng chưa quá muộn để thay đổi những điều này.

Có bốn viện nghiên cứu đều nhất trí rằng nếu đến năm 2020, lượng phát thải CO2 có thể giảm đáng kể thì chúng ta có thể tiếp tục sống trong một môi trường không có CO2 trong 25 năm; nhưng nếu chúng ta đợi đến năm 2025 mới thực hiện các nỗ lực giảm thải CO2 thì lượng thời gian trên sẽ giảm một nửa.

Ngọc Anh (Theo Express)