Tại sao số chim trống lại nhiều hơn chim mái?

(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới từ Đại học East Anglia (Anh), ở những khu vực có số lượng cá thể thưa thớt, các con chim mái sẽ rời khỏi tổ và để lại một nhóm nhỏ chỉ có toàn chim trống.

Một nghiên cứu mới được công bố ngày 8/7 đã cho thấy nguyên nhân của sự mất cân đối về tỉ lệ giới tính ở những quần thể chim nhỏ và đang bị suy giảm. Nghiên cứu này phát hiện chim mái thích những nơi náo nhiệt để sinh đẻ hơn và thường có môi trường sống tốt hơn, kết quả là số lượng các con trống càng nhiều và và tỉ lệ trống – mái trở nên mất cân bằng hơn.

Tại sao số chim trống lại nhiều hơn chim mái? - 1

Trưởng nhóm nghiên cứu – giáo sư Genny Gill – tới từ Trường Khoa học Sinh học của trường Đại học East Anglie , cho biết: “Số lượng cá thể của rất nhiều đàn chim di cư đang suy giảm và số lượng các loài định cư vốn đang rất nhỏ thì lại dần trở nên phổ biến hơn. Nếu những con mái thích những nơi có số lượng con trống dồi dào, thì những quần thể nhỏ đó có khả năng còn suy giảm nhanh hơn nữa. Tuy nhiên, những con trống không được ghép đôi sẽ tiếp tục nỗ lực để tìm một người bạn đời bằng cách hót trong suốt mùa sinh sản, và vì thế, chúng ta có thể sẽ đánh giá thấp sự suy thoái trong các quần thể nhỏ này. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu có phải điều này đang xảy ra hay không”.

Có khoảng 8.000 con chim đã được điều tra ở 34 khu vực trong khoảng 18 năm. Tiến sĩ Catriona Morrison - tác giả chính –– cũng tới từ Trường Khoa học Sinh học nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng trong năm 1994, tỉ lệ trống – mái là khá nhiều, đạt khoảng 50:50. Nhưng theo thời gian, số lượng những con trống bắt đầu trở nên đông đảo hơn con mái. Đến năm 2012, số chim trống chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phát hiện rằng, ở những vùng có số lượng chim ít thì thì cũng có tỷ lệ chim trống lớn hơn. Chẳng hạn như ở khu vực Tây – Bắc, là nơi có rất nhiều chim chích thì tỉ lệ trống – mái vẫn gần được 50:50, nhưng ở các vùng phía Đông – Nam – nơi số lượng chim ít hơn - thì tỷ lệ chim trống nhiều hơn là hiện tượng phổ biến”.

Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị về những nỗ lực bảo tồn tập trung chủ yếu vào việc duy trì và tăng cường những khu vực có khả năng hỗ trợ cho các quần thể lớn, qua đó khuyến khích tỉ lệ giới tính cân bằng hơn.

Nghiên cứu này với tựa đề “Nguyên nhân và hậu quả của sự biến đổi không gian với việc suy giảm tỷ lệ giới tính ở các loại chim” cũng đã được xuất bản bởi tạp chí Animal Ecology.

Anh Thư (Theo Pan European Networks)