Sự “thiên vị lạc quan” có phải là thuộc tính của con người?

(Dân trí) - Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghĩ rằng con người có xu hướng “thiên vị lạc quan”, đánh giá thấp khả năng một điều tồi tệ xảy ra với họ và thường đánh giá cao khả năng những điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy quan điểm này có thể không chính xác.

Sự “thiên vị lạc quan” có phải là thuộc tính của con người? - 1

Các nghiên cứu trước đây cho rằng con người có xu hướng lạc quan có thể đã có phương pháp đo lường sai đối với cái gọi là “thiên vị lạc quan”- một nghiên cứu mới cho biết.

Thiên vị lạc quan, ví dụ, xảy ra ở những người được cho biết về xác suất thống kê mà con người trải qua một sự kiện tồi tệ trong cuộc sống như ung thư. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, do sự lạc quan quá mức của họ, họ đã không nhìn nhận đầy đủ khả năng họ có thể bị ung thư.

Nhưng nghiên cứu mới đây nghi ngờ sự lạc quan này. “Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các phương pháp sai để kết luận rằng con người lạc quan trên tất cả các tình huống và sự thiên vị này là “bình thường” là rất đáng nghi ngờ”, Adam Harris, một nhà tâm lý học tại Đại học London và đồng tác giả của nghiên cứu , cho biết trong một tuyên bố. “Chúng ta cần phải tìm kiếm những cách thức mới trong việc nghiên cứu thiên vị lạc quan để xác định đó là một đặc điểm phổ biến của nhận thức con người hay không.”

Các kết quả mới cho thấy rằng những nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình của dữ liệu tạo ra ảo tưởng là con người vốn lạc quan về bản chất. Nghiên cứu được công bố hôm thứ Ba (ngày 16 tháng 8) trên tạp chí Tâm lý học nhận định như vậy.

Tại thời điểm này, không có bằng chứng mạnh mẽ khẳng định rằng thiên vị lạc quan như vậy tồn tại, các nhà nghiên cứu cho biết. “Không có bằng chứng cho thấy rằng con người sử dụng thông tin mong muốn khác biệt với các thông tin không mong muốn”, Harris nói với webcam Science.

Tuy nhiên, các chuyên gia, những người không tham gia vào cuộc nghiên cứu mới cho biết những phát hiện mới không có xu hướng làm giảm sự ủng hộ của các nhà tâm lý trong lĩnh vực này cho ý tưởng về thiên vị lạc quan thuộc về bản chất con người.

Tali Sharot, một nhà thần kinh học tại Đại học College London Anh, người nghiên cứu thiên vị lạc quan và những người không tham gia vào cuộc nghiên cứu mới cho biết, cô không đồng ý với kết luận rằng không có bằng chứng cho sự thiên vị lạc quan. “Đó là hoàn toàn sai lầm,” cô nói với webcam Khoa học, “thêm vào đó nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự tồn tại của thiên vị như vậy.”

John Petrocelli, một nhà tâm lý học tại Đại học Wake Forest ở Winston-Salem, North Carolina Myax, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, cho biết ông cũng đã hoài nghi về tuyên bố của các nhà nghiên cứu. “Tôi không đồng ý với kết luận rằng sự thiên vị lạc quan thực tế không tồn tại” ông nói với webcam Science.

"Tâm lý xã hội có đầy đủ các ví dụ về sự lạc quan thái quá của bản chất con người”, ông nói. “Một ví dụ là ảo tưởng của con bạc, trong đó một con bạc lạc quan quá mức về khả năng sẽ giành chiến thắng trong vòng tiếp theo của trò chơi blackjack, dù đã thua trong nhiều vòng liên tiếp trước đó”, Petrocelli nói.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm với 13 người tham gia, yêu cầu họ đánh giá khả năng của 80 sự kiện có thể xảy ra trong cuộc sống. Một số sự kiện là những điều tốt đẹp (có một đứa con khỏe mạnh, nhặt được tiền trên đường phố…), và một số là tiêu cực (bị cướp, bị ung thư…).

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã tạo ra mô phỏng trên máy tính được thiết kế để hoạt động theo cách thức không thiên vị khi tiếp nhận các thông tin về các khả năng thống kê của một sự kiện cuộc sống tiêu cực hay tích cực. Bởi vì các mô phỏng này là nhân tạo và không phải là con người thực tế, cho nên kết quả thống kê của các mô phỏng không thể có một sự thiên vị lạc quan, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các mô phỏng máy tính đã tạo ra các mô hình dữ liệu giống như những mô phỏng này đã thực sự có một sự thiên vị lạc quan. Phát hiện này cho thấy rằng ấn tượng nhà khoa học về thiên vị có thể phát sinh hoàn toàn từ các quá trình thống kê mà không căn cứ vào phản ứng thật sự của con người, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các tác giả của nghiên cứu mới cho biết rằng sự thật là mọi người có thể lạc quan trong những tình huống nhất định: Ví dụ, người hâm mộ bóng đá có thể là đặc biệt lạc quan về cơ hội của đội bóng yêu thích của họ chiến thắng trong một trò chơi. Tuy nhiên, thực tế này không chứng minh rằng con người là một loài mang bản chất lạc quan trên tất cả các tình huống hay thiên vị lạc quan tiềm năng như là một đặc điểm của nhận thức con người- họ khẳng định như vậy.

Những phát hiện mới cho thấy rằng ứng dụng rộng rãi của các khái niệm về sự thiên vị lạc quan cho các dự án thực tế nên được xem xét lại, các nhà nghiên cứu cho biết. "Giả định rằng con người lạc quan thiên vị về bản chất đang được sử dụng để hướng dẫn các dự án cơ sở hạ tầng lớn, với mục đích quản lý kỳ vọng về mức độ dự án có chi phí bao nhiêu và kéo dài bao lâu đến khi hoàn thành" Harris nói.

"Nghiên cứu của chúng tôi hỗ trợ kiểm tra lại ứng dụng của khái niệm về thiên vị ​​lạc quan trước khi được sử dụng để hướng dẫn nghiên cứu khả thi và thiết kế chính sách."

Nhã Khanh (Theo Livescience)