Sử dụng liều cao vitamin C có thể làm cho điều trị ung thư hiệu quả hơn

(Dân trí) - Các nghiên cứu gần đây đã kiểm tra việc kết hợp của vitamin C liều cao và điều trị ung thư thông thường cho mang đến hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân được điều trị kết hợp bệnh đã có những tiến triển chậm hơn, trong khi những người khác lại cho rằng những tác dụng phụ của hóa trị liệu ít rõ rệt hơn trong số những người cũng sử dụng liều cao vitamin C.

Vitamin C thường được dùng khi truyền tĩnh mạch, có chu kỳ nửa phân rã chỉ trong 2 giờ trong cơ thể người, đó là lý do tại sao phải dùng liều cao để điều trị. Một thử nghiệm lâm sàng mới của nhóm nghiên cứu các nhà khoa học thuộc Đại học Iowa ở thành phố Iowa - Hoa Kỳ, đã nghiên cứu tác dụng của việc đưa ra từ 800 đến 1.000 lần lượng vitamin C dùng hàng ngày cho những bệnh nhân bị ung thư não và ung thư phổi.

Sử dụng liều cao vitamin C có thể làm cho điều trị ung thư hiệu quả hơn - 1

Trong một thử nghiệm về an toàn của con người, 11 bệnh nhân bị ung thư não đang trải qua hóa trị liệu và xạ trị, sau đó được tiêm 3 lần truyền tĩnh mạch vitamin C trong 2 tháng và 2 lần truyền hàng tuần trong 7 tháng. Mỗi lần truyền máu làm tăng mức độ vitamin C của bệnh nhân lên tới 20.000 micromole (μM). Mức trung bình của vitamin C ở người lớn xấp xỉ 70 μM.

Nhìn chung, việc điều trị được dung nạp tốt. Nhóm nghiên cứu ghi nhận rất ít tác dụng phụ, chẳng hạn như khô miệng hoặc những gián đoạn hiếm gặp và huyết áp cao. Thử nghiệm an toàn này là giai đoạn đầu của một loạt các thử nghiệm lâm sàng để xem vitamin C liều cao có hiệu quả có thể làm tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị bằng hóa trị liệu và xạ trị liệu.

Hiện tại, dữ liệu từ giai đoạn thử nghiệm 1 cho thấy bệnh nhân u nguyên bào đệm (glioblastoma) sống được từ 4 đến 6 tháng dài hơn so với thời gian sống trung bình được nhận thấy ở những bệnh nhân chỉ được điều trị thông thường. Cụ thể, những bệnh nhân cũng nhận được lượng vitamin C cao sống sót được 18 đến 22 tháng so với 14 đến 16 tháng trước đây, đây là tỷ lệ sống điển hình đối với bệnh u nguyên bào đệm. Glioblastoma hoặc glioblastoma đa dạng là một trong các khối u não phổ biến nhất, chiếm khoảng 12 là 15% của tất cả các khối u não. Tên của khối u thường được viết tắt là GBM. Dù GBM là ung thư não ác tính phổ biến nhất, nó tương đối hiếm so với các bệnh ung thư khác như ung thư đại tràng hoặc ung thư phổi.

Trong giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học sẽ xem xét tác động của vitamin C đối với những người tham gia nghiên cứu với ung thư phổi ở giai đoạn 4 cũng như những người có khối u não ác tính tấn công, như u nguyên bào đệm. Cơ chế có thể giải thích hiệu quả tiềm năng của vitamin C trong điều trị ung thư phổi và não liên quan đến sự trao đổi chất của các tế bào ung thư. Hậu quả của sự trao đổi chất bị lỗi xảy ra ở bên trong ty thể của những tế bào ung thư, các tế bào này tạo ra những bất thường ở mức độ cao được gọi là hoạt tính phân tử sắt oxy hóa khử.

Các phân tử phản ứng với vitamin C và hình thành hydrogen peroxide và hydrogen peroxide được dẫn xuất từ gốc tự do. Các nhà khoa học thấy rằng gốc tự do này sẽ làm chết tế bào ung thư bằng cách phá hủy ADN của tế bào. Gốc tự do cũng làm suy yếu tế bào ung thư và làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn với xạ trị và hóa trị liệu.

Đồng tác giả nghiên cứu Douglas Spitz cũng bình luận về tầm quan trọng của những phát hiện này, ông giải thích: "Đây là một ví dụ quan trọng về cách hiểu chi tiết các cơ chế tiềm ẩn và khoa học cơ bản về các hợp chất hoạt tính oxy hóa khử trong tế bào ung thư so với tế bào bình thường có thể được tận dụng trên lâm sàng trong điều trị ung thư. Ở đây, chúng tôi đã chứng minh bằng cách tăng hoạt tính ion kim loại oxy hóa khử trong các tế bào ung thư chịu trách nhiệm cho sự nhạy cảm khác biệt của tế bào ung thư so với tế bào bình thường với lượng vitamin C rất cao. Nếu phương pháp tiếp cận này có hiệu quả ở những thử nghiệm lâm sàng trong tương lai, nó sẽ là hướng điều trị mới có thể ít tốn kém hơn so với điều trị chuẩn”.

Đ.T.V –NASATI (Theo Medical News Today)