Sau gần nửa thế kỷ, thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh”

(Dân trí) - Sau gần nửa thế kỷ, một thí nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản đã trở thành một kiệt tác thiên nhiên thực sự. Thậm chí, không ít người sẽ còn lầm tưởng đây là sản phẩm mà người ngoài hành tinh đã để lại trái đất.

Sau gần nửa thế kỷ,thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh”

Trong nhiều thuyết âm mưu, hiện tượng thảm thực vật mọc thành các vòng tròn đều tăm tắp chính là một bằng chứng có tính thuyết phục cao về sự hiện diện của người ngoài hành tinh ở trái đất.

Nếu đã từng tin tưởng tuyệt đối vào giải thuyết này, có lẽ bạn sẽ phải cảm thấy “cụt hứng” khi biết rằng, có không ít những “vòng tròn cây” khổng lồ đang tồn tại trên thế giới lại là sản phẩm của…các nhà khoa học.

Sau gần nửa thế kỷ, thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh” - Ảnh 2.

Quay trở lại thời điểm năm 1973, khi các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành  dự án mang tên “Experimental Forestry” (tạm dịch: “Rừng thực nghiệm”), với mục tiêu chính là để nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách giữa cây cối lên sự sinh trưởng của chúng.

Sau gần nửa thế kỷ, thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh” - Ảnh 3.

Trong dự án này, người ta đã tiến hành trồng các vòng tròn cây Tuyết Tùng ở một cánh rừng gần thành phố Nichinan, quận Miyazaki, Nhật Bản. Theo đó, từng nhóm 10 vòng tròn cây (mỗi vòng tròn có số lượng cây như nhau) với đường kính tăng dần và nằm chồng lên nhau đã được trồng. Với cách bố trí này, khoảng cách giữa mỗi cây Tuyết Tùng sẽ được tăng dần từ trong ra ngoài.

Sau gần nửa thế kỷ, thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh” - Ảnh 4.

Từ những bức ảnh ghi lại các vòng tròn cây sau gần nửa thế kỷ, chúng ta cũng dễ dàng nhận định về những điều mà các nhà khoa học khi xưa muốn tìm hiểu. Cụ thể, hình dạng lòng chảo của các vòng tròn cây đã chỉ ra rằng, nếu mật độ cây Tuyết Tùng càng tăng thì tốc độ phát triển của chúng sẽ càng chậm, dẫn đến kết quả những cây ở các vòng tròn bên ngoài có kích thước lớn hơn hẳn cây nằm gần trung tâm. Cũng theo số liệu mà nhóm nghiên cứu này đã thống kê thì chiều cao trung bình giữa cây ở vòng tròn ngoài cùng lớn  hơn cây ở trung tâm trên 5 mét.

Sau gần nửa thế kỷ, thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh” - Ảnh 5.

Có thể giải thích cho kết quả này như sau: Với nhiều khoảng trống, thực vật sẽ ít phải cạnh tranh về các tài nguyên mà chúng cần để sinh trưởng (ánh sáng mặt trời, nguồn nước, chất dinh dưỡng), từ đó có thể phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Sau gần nửa thế kỷ, thí nghiệm của người Nhật bỗng hóa “tuyệt tác ngoài hành tinh” - Ảnh 6.

Thảo Vy

Theo BP