Rùa hóa thạch cổ đại không có vỏ giúp tìm hiểu quá trình tiến hóa của rùa

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng mới xác định rằng loài rùa từng sống mà không có vỏ.

Rùa hóa thạch cổ đại không có vỏ giúp tìm hiểu quá trình tiến hóa của rùa - Ảnh 1.

Bộ hóa thạch gần như hoàn chỉnh có niên đại 228 triệu năm và lớn hơn một chiếc giường đôi. Hóa thạch được phát hiện ở tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc.

Tiến sĩ Nicolas Fraser, người quản lý khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland ở Edinburgh, cho biết: "Nó trông như một con rùa nhưng thiếu mọi thứ về yếm phía dưới và cả mai phía trên. Nó có phần khung ở vịtrí dành cho vỏ phát triển nhưng không có vỏ. Nó có một cái mỏ rất riêng biệt ở đằng trước".

Loài bò sát cổ đại này được đặt tên là Eorhynchochelys sinensis, nghĩa là "Rùa thuở đầu có mỏ đến từ Trung Quốc".

Rùa hóa thạch cổ đại không có vỏ giúp tìm hiểu quá trình tiến hóa của rùa - Ảnh 2.

Tranhminh họa về loài rùa kỉ Trias - Ảnh từ IVPP.

Tại sao vỏ rùa lại quan trọng?

Vỏ rùa có vai trò giúp để tự bảovệ , nhưng nó cũng có thể giúp cho rùa sống dưới nước lâu hơn. Đó là vì nó chứa kali và magie có thể giúp bảo vệ rùa khỏi sự tích tụ axit lactic. Nó được tạo thành từ khoảng 50 khúc xương, với các xương sườn, xương vai, và xương sống kết hợp lại để tạo thành một lớp cứng bên ngoài.

Tiến sĩ Fraser cho biết: "Rùa là động vật rất kì lạ. Chúng có một cái vỏ rất bó buộc. Nếu bạn có thể hình dung ra mình với vai ở trong khung xương sườn, bạn sẽ rất bị hạn chế. Chúng là những động vật khá kì lạ nhưng chúng đã tồn tại hơn 200 triệu năm".

Rùa hóa thạch cổ đại không có vỏ giúp tìm hiểu quá trình tiến hóa của rùa - Ảnh 3.

Tranh minh họa về loài rùa gốc cổ nhất từng biết đến - Ảnh từ Yu Chen, IVPP.

Rùa có vỏ như thế nào?

Vỏ rùa tiến hóa như thế nào là câu hỏi đã gây khó khăn cho các nhà khoa học trong nhiều năm.

Nhiều loài rùa cổ xưa được biết tới từ hồ sơ hóa thạch đã có bộ vỏ hoàn chỉnh.

Loài rùa cổ nhất được biết tới trước phát hiện này, một động vật có tên Odontochelys, có lớp vỏ được hình thành hoàn chỉnh trên bề mặt đáy bụng nó (một phần vỏ được gọi là yếm rùa), nhưng không có phần xương nào che phía trên cơ thể nó (phần vỏ được gọi là mai).

Các nhà khoa học cho biết phát hiện mới này có nghĩa là chúng ta đã tiến gần hơn tới việc tìm hiểu xem vỏ của rùa tiến hóa như thế nào.

Tiến sĩ Fraser giải thích: "Chúng ta đang thấy vỏ ở động vật này – với các xương sườn bắt đầu mở rộng. Chúng tôi đang chờ hóa thạch tiếp theo để xem nó sẽ mang lại điều gì mới hơn".

Lộc Xuân (Theo BBC News)