Phụ nữ vô sinh có thể được cấy ghép tử cung mới tạo ra từ tế bào gốc

(Dân trí) - Phụ nữ vô sinh có thể được cấy ghép tử cung mới mà được phát triển từ tế bào gốc của chính họ trong vòng 10 năm. GS. Brannstrom thuộc Royal College of Obstetricians and Gynaecologists (RCOG), người đã thực hiện ca cấy ghép tử cung đầu tiên vào năm 2014, đã giúp một phụ nữ Thụy Điển hạ sinh một bé trai khỏe mạnh. Kể từ đó, ông đã thực hiện thêm 9 ca cấy ghép tử cung, kết quả có tổng số 5 ca sinh nở.

Tuy nhiên, tại một hội nghị ở Birmingham ông đã cho rằng, trong tương lai sẽ loại bỏ một số rủi ro trong quá trình cấy ghép nhờ các kỹ thuật sinh học.


Em bé đầu tiên được sinh ra từ một ca cấy ghép tử cung

Em bé đầu tiên được sinh ra từ một ca cấy ghép tử cung

Hiện nay phụ nữ đang trải qua quá trình điều trị tiêm thuốc ức chế miễn dịch mạnh để ngăn chặn cơ thể khỏi việc không tiếp nhận tử cung mới được hiến tặng bởi thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, nếu một tử cung mới có thể được phát triển từ các tế bào gốc của chính họ, thì việc sử dụng thuốc là không cần thiết và sẽ gây ít biến chứng hơn.

Giáo sư Brannstrom cho biết, tử cung đã được cấy ghép thành công từ các tế bào gốc ở chuột và quá trình cấy ghép có thể được hoàn thiện trên người trong vòng 10 hoặc 15 năm. Tử cung mới được tạo ra từ các tế bào gốc của người nhận và cấy ghép vào chính người đó. Phần bị hỏng có thể được thay thế mà không gây suy giảm miễn dịch.

Ông cho biết: "Chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm trên chuột và hiện nay đã có một bài báo được công bố, trong đó chúng tôi không thể tạo ra toàn bộ tử cung, nhưng bằng kỹ thuật sinh học chúng tôi đã tạo ra những “miếng vá” ở tử cung. Trong tương lai điều này có thể thực hiện được, tuy nhiên sẽ cần rất nhiều nghiên cứu, không phải trong 5 năm, mà có lẽ trong 10-15 năm”.

Cấy ghép tử cung giúp những phụ nữ bị vô sinh hoàn toàn do yếu tố tử cung (AUFI) xảy ra khi một tử cung bị lỗi hoặc không có đã ngăn cản phôi phát triển từ việc cấy ghép. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến khoảng 12.000 phụ nữ ở Anh.

Giáo sư Brannstrom cho biết, hiện đã tỷ lệ trẻ em được sinh ra nhờ phương pháp cấy ghép tử cung đạt 71%.

Trong tất cả 9 phụ nữ được cấy ghép, có hai người phải bỏ; một người bị nhiễm trùng và một người khác bị huyết khối. Một người phụ nữ đã tiếp tục sinh bé thứ hai ra bằng phương pháp cấy ghép tử cung tương tự. Ông cho rằng, đây là thử nghiệm đầu tiên, tuy nhiên mọi thứ đều ổn. Do đó, tại thời điểm này tỷ lệ mang thai hay hiệu quả của phương pháp này là khá tốt.

Giáo sư Brannstrom cũng cho biết, ông đã nhận được giấy phép đạo đức về việc sử dụng các robot trong phẫu thuật nhằm rút ngắn quá trình giải phẫu hiện nay từ 10-12 giờ xuống còn một nửa. Có những khâu có thể rút ngắn tối đa như chuẩn bị không phẫu thuật. Và ông cho rằng, phương pháp trợ giúp robot có thể rút ngắn quá trình phẫu thuật từ 10-12 giờ xuống còn từ 6 đến 8 giờ.

Giáo sư Alan Cameron, phó chủ tịch chất lượng lâm sàng RCOG đã chúc mừng những tiến bộ khoa học của Giáo sư Mats Brannstrom và nhóm của ông. Alan cho rằng: "Phương pháp cấy ghép tử cung vẫn là một phương pháp rất mới và hiện nay chỉ được thực hiện thông qua các thử nghiệm lâm sàng”. “GS. Brannstrom đã đạt được những kết quả đặc biệt và chúng tôi hoan nghênh những thử nghiệm lâm sàng sắp tới với hy vọng phương pháp này sẽ được xác nhận có độ an toàn và hiệu quả cao ở bệnh nhân"

Richard Smith, người dẫn đầu Chương trình cấy ghép tử cung Anh cho biết: "Vô sinh hoàn toàn ở tử cung là một vấn đề rất lớn và ngày càng tăng, nó ảnh hưởng đến hàng chục nghìn phụ nữ ở đất nước này - và sự thành công của nhóm nghiên cứu Thụy Điển cho thấy ít nhất những phụ nữ này cũng có những đứa con riêng của họ trước khi không còn hy vọng. "

Minh Trang (Theo Telegraph)