Phát triển một loại "vắc xin" phòng chống tin tức giả.

(Dân trí) - Sự xuất hiện của tin tức giả trên các trang web và các phương tiện truyền thông xã hội đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học phát triển một loại "vắc xin" giúp con người miễn dịch với vấn đề này.

Phát triển một loại "vắc xin" phòng chống tin tức giả. - 1

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phát minh ra các công cụ tâm lý để nhắm mục tiêu đến các thông tin bị bóp méo trên mạng.

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc các độc giả "được ưu tiên tiếp xúc trước" với một "liều" nhỏ thông tin sai lệch có thể giúp các tổ chức loại bỏ các tuyên bố không có thật.

Những câu chuyện về cuộc bầu cử ở Mỹ và Syria nằm trong số những chuyện nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

"Thông tin sai lệch có thể dính chặt, truyền bá và nhân rộng như virus," Tiến sĩ Sander van der Linden, tác giả chính của nghiên cứu trường Đại học Cambridge cho biết.

"Ý tưởng ở đây là cung cấp sự nhận thức cho con người để họ có sức đề kháng với những thông tin sai lệch, do đó khi gặp phải những thông tin này lần sau, họ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Challenges, được tiến hành như một thí nghiệm ngụy trang.

Hơn 2000 người dân Mỹ được trình bày 2 yêu cầu của họ về vấn đề nóng lên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu nói rằng khi trình bày một cách liên tục, tầm ảnh hưởng của những sự thật đã có từ lâu trong lòng con người đã bị loại bỏ bởi những tuyên bố không có thật mà các nhà vận động đưa ra.

Nhưng khi những thông tin chính xác kết hợp với thông tin sau lệch trong vấn đề nóng lên toàn cầu, thông tin sai gây được ít tiếng vang hơn.

Những câu chuyện bịa đặt cáo buộc Đức Giáo hoàng đã ủng hộ Donald Trump và đối thủ Đảng dân chủ của ông Hilary Clinton bán vũ khí cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã được đọc và chia sẻ bởi hàng triệu người sử dụng Facebook trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới sau đó đã đưa ra những đặc điểm mới giúp chúng ta chống lại các câu chuyện chứa thông tin sai lệch, đồng thời áp lực sẽ bị dồn lên Google và Twitter khi phải làm nhiều hơn để ngăn chặn vấn về này.

Theo đưa tin, các quan chức ở Đức đã đề xuất tạo nên một đơn vị chính phủ đặc biệt để chống lại các tin tức giả về cuộc Tổng tuyển cử sắp tới trong năm nay, trong khi một chỉ huy lao động cấp cao MP đã cảnh báo vào tuần trước rằng những rủi ro trong chính trị Anh đang bị “nhiễm bệnh do lây lan.”

Thông tin giả là gì?

Việc cố tình bịa đặt những câu chuyện để đánh lừa người khác hay để giải trí không còn là chuyện mới. Tuy nhiên với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông xã hội như hiện nay thì những câu chuyện có thật hay những chuyện hư cấu đều được thể hiện theo những cách giống nhau mà đôi khi chúng ta khó có thể phân biệt được rõ ràng.

Có hàng trăm những trang web chứa các thông tin giả, từ chuyện cố tình bắt chước các tờ báo viết về đời sống thật, cho đến những trang web truyền bá văn hóa của chính phủ, thậm chí cả những câu chuyện nằm giữa ranh giới của việc châm biếm và thông tin sai lệch hoàn toàn, đôi khi được thực hiện để phục vụ cho các mục đích chính trị.

Quỳnh Chi (Theo BBC)