Phát hiện những điểm nóng phóng xạ mới ở Chernobyl

(Dân trí) - Từ sau vụ nổ thảm họa vào năm 1986 ở nhà máy điện hạt nhật Chernobyl, Nga, đến nay lượng phóng xạ đã giảm dần gần đến con số 0. Tuy nhiên mới đây, các thiết bị bay không người lái đã phát hiện ra một số điểm nóng chưa từng được biết đến còn tồn dư nhiều phóng xạ.

Phát hiện những điểm nóng phóng xạ mới ở Chernobyl - 1

Một tấm biển báo nhiễm xạ trong rừng Đỏ ở Ucraina.

Một nhóm chuyên gia đã điều khiển những chiếc máy bay không người lái thám sát khu rừng Đỏ ở Ucraina. Đây là một trong những điểm nóng phóng xạ trên thế giới, cách khu phức hợp Chernobyl chỉ 500 mét.

Từ dữ liệu thu thập được, các nhà khoa học đã lập bản đồ cập nhật mức độ phóng xạ trong khu rừng này, trong đó có những điểm mới trước đây không bị nghi ngờ gì nhưng hiện nay lại có độ nhiễm xạ cao bất thường.

Các nhà nghiên cứu đã triển khai 50 chuyến bay của các máy bay không người lái trên bầu trời vùng rừng Đỏ trong vòng 10 ngày và lập bản đồ cho khu vực có diện tích 15 km2.

Người ta đã biết độ nhiễm phóng xạ của khu vực rừng Đỏ là cao nhất trên thế giới, mặc dù mật độ phân bố mức độ nhiễm xạ không đồng đều. Trong đợt khảo sát vừa qua, các nhà khoa học đã điều tra một điểm nóng ngẫu nhiên trong đám thiết bị đã hư hỏng trước đó đã được sử dụng để làm sạch đất sau thảm họa phóng xạ Chernobyl. Nhiên liệu phóng xạ đã được sử dụng trong khu nhà cấm đã phải thải ra rất nhiều phóng xạ đến mức chỉ cần phơi nhiễm trong vài giờ ở đây cũng cao bằng phơi nhiễm thông thường trong cả một năm.

Một số đồng vị phóng xạ được tìm thấy trong rừng Đỏ có thời gian bán rã rất dài, vì vậy chúng sẽ còn tồn tại rất lâu.

Nhiều thập kỉ sau thảm họa, khu vực bao quanh Chernoby vào khoảng 4.300 km2 bị nhiễm độc cực kì nặng đến mức cấm người đến gần. Nhưng do phóng xạ giảm dần, nhiều nơi trong khu vực đó đã được mở cửa trở lại để khách du lịch đến thăm quan.

Dự kiến các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành các đợt khảo sát khác trong năm tới để hoàn thiện bản đồ phóng xạ, nhằm ngăn ngừa rủi ro cho khách du lịch.

Phạm Hường 

Theo Live Science