Phần tối của Mặt Trăng có thể không phải là “bóng tối”?

(Dân trí) - Chỉ có một mặt của Mặt Trăng hình cầu có thể nhìn thấy được từ Trái Đất cho đến năm 1959, khi tàu vũ trụ Liên Xô Luna 3 bay quanh Mặt Trăng và gửi hình ảnh, con người mới có thể nhìn thấy "phía xa" của Mặt Trăng phần nào.

Mặt gần của Mặt Trăng được nghiên cứu kỹ vì chúng ta có thể nhìn thấy nó. Các phi hành gia đã hạ cánh ở mặt gần Mặt Trăng để họ có thể liên lạc dễ dàng hơn với NASA trên Trái Đất. Tất cả các mẫu từ các nhiệm vụ Apollo đều ở phía gần này.

Phần tối của Mặt Trăng có thể không phải là “bóng tối”? - 1
“Phía tối” của Mặt Trăng thực ra không phải là “bóng tối” như nhiều người nghĩ.

Tuy nhiên, mặc dù phía xa của Mặt Trăng không nhìn thấy nhưng việc gọi nó là “mặt tối” của Mặt Trăng là không chính xác.

Thực tế, tất cả các mặt của Mặt Trăng đều có trải nghiệm đêm và ngày giống như chúng ta trên Trái Đất. Tất cả các bên có số lượng ngày và đêm bằng nhau trong suốt một tháng.

Với các vệ tinh hiện đại, các nhà thiên văn học hiện đã có thể lập bản đồ hoàn toàn bề mặt Mặt Trăng.

Trung Quốc là quốc gia tiếp theo đang thực hiện nhiệm vụ khám phá phía bên kia của Mặt Trăng.

Các nhà nghiên cứu hy vọng sứ mệnh mới này của Trung Quốc sẽ giúp trả lời các câu hỏi về các đặc điểm bề mặt của miệng núi lửa và kiểm tra xem mọi thứ có thể phát triển trong đất Mặt Trăng hay không.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thuyết cho rằng phía xa của Mặt Trăng là “bóng tối vô tuyến”. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu có thể đo các tín hiệu yếu từ vũ trụ chẳng hạn như các tần số thấp đến từ Mặt Trời hoặc xa hơn.

Những sóng tần số thấp lien quan đến các ngôi sao đầu tiên và các lỗ đen đầu tiên có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về cách các cấu trúc của vũ trụ bắt đầu hình thành.

Trang Phạm (Theo Science Alert)