Nuôi cấy nhân tạo võng mạc để lý giải về cách con người nhìn thấy màu sắc

(Dân trí) - Bằng cách nuôi cấy nhân tạo võng mạc, các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế hình thành khả năng nhìn nhận màu sắc của con người, cũng như tạo nên một bước đột phá trong việc chữa trị cho những bệnh nhân bị mù màu!

Nuôi cấy nhân tạo võng mạc để lý giải về cách con người nhìn thấy màu sắc

Để có thể nhìn nhận thế giới xung quanh, mắt của chúng ta sử dụng 2 loại tế bào thụ cảm là: tế bào que và tế bào nón. Trong đó, tế bào que, thường tập trung ở xa điểm vàng, rất nhạy với ánh sáng nhờ vậy giúp chúng ta nhìn thấy vật khi trời tối; ngược lại tế bào nón, tập trung ở phần giữa của võng mạc, lại đóng nhiệm vụ phân biệt màu sắc của cảnh vật.

Nuôi cấy nhân tạo võng mạc để lý giải về cách con người nhìn thấy màu sắc - 1

Trước đây, khi công nghệ còn chưa phát triển, việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển khả năng nhìn nhận màu sắc của mắt người thực sự rất khó khăn. Bởi vì quá trình này diễn ra khi chúng ta còn là một bào thai nằm trong bụng mẹ.

Nuôi cấy nhân tạo võng mạc để lý giải về cách con người nhìn thấy màu sắc - 2

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại bằng cách nuôi cấy võng mạc trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã có thể nắm bắt được cơ chế này.

Nuôi cấy nhân tạo võng mạc để lý giải về cách con người nhìn thấy màu sắc - 3

Được biết, một cụm các tế bào mắt chưa trưởng thành sẽ được dùng để nuôi cấy thành “Organoid” (dạng đơn giản hóa của một cơ quan). Với hình dạng và hoạt động tương tự như võng mạc đang phát triển của trẻ em, giới nghiên cứu có thể theo dõi cũng như tiến hành các thử nghiệm trên mô hình nuôi cấy này, thay cho võng mạc thật.

Nuôi cấy nhân tạo võng mạc để lý giải về cách con người nhìn thấy màu sắc - 4

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở giai đoạn đầu võng mạc sẽ phát triển loại tế bào nón có khả năng nhận diện ánh sáng xanh dương. Sau đó là đến tế bào nón nhận diện ánh sáng đỏ và xanh lục. Điều đáng nói là tế bào nón đỏ- lục sẽ bắt đầu hình thành và phát triển, khi các nhà khoa học tiến hành bơm hormone tuyến giáp vào võng mạc nuôi cấy, đây cũng là bằng chứng cho tầm quan trọng của hormone tuyến giáp đối với sự phát triển của khả năng nhìn nhận màu sắc.

Nghiên cứu trên không chỉ là lời giải cho cơ chế hình thành tầm nhìn màu sắc ở con người, mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm ra cách chữa trị cho những người không may bị mắc chứng mù màu!

Thảo Vy

Theo Seeker