Những người ngủ nhiều hơn gấp hai lần dễ phát triển bệnh mất trí nhớ

(Dân trí) - Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Hoa Kỳ, và con số này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong tương lai. Một nghiên cứu mới đây do Sudha Seshadri, giáo sư - tiến sỹ về thần kinh tại Trường Đại học Y Boston (BUSM), đã cho thấy có nhiều mối liên quan giữa việc ngủ quá nhiều với nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Theo ước tính, hiện có hơn 46 triệu người trên khắp thế giới bị mất trí nhớ và con số này sẽ còn gia tăng gấp ba, gấp 4 lần vào năm 2050. Ở Hoa Kỳ, hiện có khoảng hơn 5 triệu người được chẩn đoán bị mắc bệnh Alzheimer. Bệnh này có nguy cơ tăng theo độ tuổi, và cứ 3 người thì có 1 người cao niên bị chết vì căn bệnh Alzheimer hoặc dạng bệnh khác của mất trí nhớ.


Nghiên cứu mới cho thấy những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi tối có nguy cơ cao phát triển bệnh mất trí nhớ.

Nghiên cứu mới cho thấy những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi tối có nguy cơ cao phát triển bệnh mất trí nhớ.

Gánh nặng tài chính trong quá trình chữa trị căn bệnh này cũng rất lớn. Các gia đình Mỹ được cho là đã chi khoảng 5.000 đô la mỗi năm để chăm sóc bệnh nhân Alzheimer và gánh nặng kinh tế quốc gia là vào khoảng 236 triệu đô la mỗi năm.

Trong nghiên cứu mới có quy mô lớn này cho thấy những người mà có thời gian ngủ quá dài sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh mất trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát nghiên cứu dữ liệu của nghiên cứu Framingham Heart Study (FHS). FHS là tập trung các dữ liệu nghiên cứu quy mô lớn, được thực hiện bắt đầu từ năm 1948 với số liệu ghi chép được gần 5,209 đàn ông và phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 62 đang sinh sống ở các thành phố của Framingham, MA (Hoa Kỳ). Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tổ nguy cơ đối với bệnh tim mạch.

Ngủ từ 9 tiếng trở nên có nguy cơ mắc bệnh mất trí cao hơn so với những người ngủ ít hơn.

Trong nghiên cứu này, số lượng lớn người trưởng thành ghi danh tham gia vào nghiên cứu của FHS đã được hỏi và trả lời về khoảng thời gian thường lệ mà họ đã ngủ mỗi đêm. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu theo dõi lâm sàng trong thời gian khoảng 10 năm ở những người tham gia nghiên cứu để xem xét những người nào đã phát triển bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí nhớ khác. Và sau đó các nhà nghiên cứu BUSM thực hiện nghiên cứu các dữ liệu về khoảng thời gian ngủ đã được tập hợp và tính toán các nguy cơ phát triển bệnh mất trí.

Kết quả là, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy những người thường xuyên ngủ 9 tiếng đồng hồ và hơn 9 tiếng đã phát triển căn bệnh Alzheimer gấp hai lần trong vòng 10 năm so với những người có giấc ngủ đều đặn ít hơn 9 tiếng mỗi đêm. Hơn nữa, theo tác giả đứng đầu nghiên cứu giải thích, học tập dường như đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các nguy cơ mất trí nhớ.

“Những người tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông mà ngủ hơn 9 tiếng mỗi đến có nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ gấp 6 lần trong vòng 10 năm so với những người tham gia có thời gian ngủ ít hơn”, Dr. Sudha Seshadri cho biết.

Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy những người ngủ quá nhiều dường như có thể tích não nhỏ hơn. Mặc dù nghiên cứu này không thiết lập quan hệ nhân quả, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ việc ngủ quá mức chắc chắn là một triệu chứng thay vì nguyên nhân gây ra những thay đổi thần kinh đi kèm với chứng mất trí. Và các nhà nghiên cứu cũng cho biết, việc giảm thời gian ngủ sẽ không có khả năng làm giảm nguy cơ mất trí nhớ.

Các tác giả nghiên cứu tin rằng những phát hiện này có thể cung cấp các tài liệu liên quan đến bệnh mất trí nhớ và nghiên cứu suy giảm nhận thức trong tương lai.

“Việc tự kê khai thời gian giấc ngủ có thể sẽ là một công cụ lâm sàng hữu ích để giúp dự đoán những người có nguy cơ tiến triển thành bệnh mất trí nhớ lâm sàng trong vòng 10 năm qua. Đồng thời khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh chứng mất trí sớm sẽ giúp cho họ và gia đình có nhiều thời gian lên kế hoạch trước và đưa ra quyết định chăm sóc y tế”, Matthew PASE, khoa thần kinh tại BUSM và điều tra tại VSATTP nói.

P.T.T-NASATI (Theo Medical News Today)