Những người mơ mộng thông minh hơn và dễ mất tập trung

(Dân trí) - Trong một thời gian dài, lơ đãng được xem là một triệu chứng của những bộ não vô dụng: những người không thể tập trung và dễ bị phân tâm. Nhưng thực tế, theo nghiên cứu mới, điều đó cho thấy não của bạn chỉ đơn giản hoạt động quá nhanh và hiệu quả để tránh mất tập trung.

Những người mơ mộng thông minh hơn và dễ mất tập trung - 1

Eric Schumacher, Giáo sư tâm lý học, người hướng dẫn nghiên cứu, nói: "Những người với bộ não hiệu quả có thể có dung lượng não quá lớn để ngăn chặn những suy nghĩ lang thang trong đầu họ”.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt 100 người vào trong một máy cộng hưởng từ (MRI – Magnetic Resonance Imaging) và để họ nhìn vào một điểm cố định trong năm phút. Bằng cách kiểm tra khu vực nào của não đã làm việc, nó cho phép xây dựng một bức tranh về cách hoạt động của bộ não khi ở trạng thái nghỉ ngơi.

Godwin, Tiến sỹ tâm lý học tại Georgia Tech, Mỹ, phát biểu “Các vùng não liên quan đã cho chúng tôi cái nhìn về những khu vực nào của bộ não làm việc cùng nhau trong khi thức và ở trạng thái nghỉ ngơi. Thật thú vị, nghiên cứu cho thấy các mô hình não giống nhau được đo trong suốt trạng thái này lại liên quan đến các khả năng nhận thức khác nhau”.

Những người này cũng tham gia điền vào phiếu khảo sát về việc họ đã mơ mộng bao nhiêu trong cuộc sống hàng ngày. Sau đó, hai người cùng nhau thể hiện một chút về việc một người đã mơ mộng bao nhiêu, và cách bộ não làm việc. So sánh dữ liệu đó với kết quả bài kiểm tra đánh giá khả năng sáng tạo và trí tuệ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người mơ mộng làm tốt hơn trong những bài kiểm tra đó, và bộ não họ dường như làm việc hiệu quả hơn khi xem xét trong máy MRI.

Mọi người có xu hướng nghĩ về sự lơ đễnh như một cái gì đó tồi tệ. Bạn cố gắng tập trung và bạn không thể. Giáo sư Schumacher cho rằng “Sự hiệu quả thực sự đã khiến mọi người đãng trí. Bởi vì não bộ của họ hiệu suất hơn và xử lý các nhiệm vụ nhanh hơn, để đi đến kết thúc và chuyển sang một thứ khác”.

Ông nói rằng một cách để kiểm tra xem liệu điều đó đúng không, liệu bạn có xu hướng thoát ra khỏi các cuộc hội thoại. Nếu bạn có thể làm điều đó và rồi quay trở lại mà không cảm thấy bị lỡ nhịp, thì não bộ của bạn có thể đang làm việc một cách hiệu quả hơn.

Giáo sư Schumacher nói, “Nghiên cứu của chúng tôi nhắc tôi về các giáo sư “đãng trí” – những người tài năng nhưng nếu đặt ra ngoài thế giới của chính mình, đôi khi họ không biết gì về môi trường xung quanh. Hoặc là những đứa trẻ rất thông mình ở trường. Trong khi bạn bè chúng phải mất 5 phút để học một cái gì đó mới, thì chúng chỉ cần 1 phút để hiểu, sau đó thoát ra và bắt đầu mơ mộng”.

Đào Hiền (Theo Independent)