NASA “trả tự do” cho 6 nhà khoa học bị cách ly một năm trước

(Dân trí) - 6 nhà khoa học đã rời khỏi một chương trình mô phỏng về cuộc sống trên sao Hỏa kéo dài trong 1 năm. Trong quá trình này, họ đã sống gần như cách ly.

Ảnh chụp phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ HI – SEAS tại chỗ ở của họ ngày 28/8/2016 (Ảnh: Space.com)
Ảnh chụp phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ HI – SEAS tại chỗ ở của họ ngày 28/8/2016 (Ảnh: Space.com)

Nhóm nghiên cứu đã chung sống với nhau trên một ngọn núi ở Hawaii, để kiểm tra xem họ sẽ sinh sống thế nào trong khung cảnh khắc nghiệt của sao Hỏa. Họ chỉ có thể khi đi ra ngoài trong khi vẫn mặc bồ đồ phi hành gia. Và họ không được phép sử dụng bất cứ thứ gì mà họ sẽ không có trên sao Hỏa – không có nước hoặc thực phẩm tươi.

Nhưng trong tuần này, chương trình mô phỏng đã kết thúc và cuối cùng các nhà khoa học đã trở lại với thế giới bằng cách riêng của họ - mà không phải mặc bộ đồ phi hành gia trên người.

Nhà mái vòm mà chương trình HI- SEAS sử dụng cho phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ cách ly (Ảnh: Space.com)
Nhà mái vòm mà chương trình HI- SEAS sử dụng cho phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ cách ly (Ảnh: Space.com)

Kim Binsted – trưởng nhóm nghiên cứu của chương trình mô phỏng Hawaii Space Exploration Analog and Simulation (HI-SEAS) cho biết các nhà nghiên cứu đã rất mong đợi được bơi ở biển và ăn các thực phẩm tươi sống và những thực phẩm khác – những thứ mà không có trong các nhà mái vòm.

Một thành viên đến từ Pháp của phi hành đoàn – Cyprien Verseux – cho rằng chương trình mô phỏng này cho thấy nhiệm vụ tới sao Hỏa có thể thành công. “Ấn tượng cá nhân của tôi đó là một nhiệm vụ đến sao Hỏa trong tương lai gần là rất thực tế. Tôi nghĩ rằng những trở ngại về tâm lý và kỹ thuật có thể được khắc phục.”

Christiane Henicke, một thành viên đến từ Đức thì cho biết, các nhà khoa học đã có thể tìm được nước cho chính mình trong điều kiện khô cằn. Cô nói “điều đó thật sự có tác dụng, nhìn đất có vẻ khô nhưng bạn có thể lấy nước từ đó. Và có nghĩa là bạn cũng sẽ có thể lấy được nước ở trên sao Hỏa bằng việc xây dựng các mô hình nhà kính nhỏ”.

Một thành viên đóng vai trò kiến trúc sư của phi hành đoàn là Tristan Bassingthwaighte – ông là một nghiên cứu sinh ngành kiến trúc tại đại học Hawaii – cho biết: “nghiên cứu của Đại học Hawaii đang diễn ra ở đây chỉ mang tính sống còn khi nói đến việc chọn đội, tìm hiểu xem làm thế nào để mọi người sẽ thực sự làm việc với các nhiệm vụ khác nhau, và sắp xếp các nhân tố con người của việc du hành trong không gian, lập thực địa, bất kể là bạn đang nhìn vào thứ gì.

Kim Binsted cho biết “Chương trình mô phỏng HI – SEAS là một ví dụ về hợp tác nghiên cứu quốc tế được tổ chức và điều hành bởi Đại học Hawaii. Vì vậy, thật sự rất phấn khởi khi được đón phi hành đoàn trở lại trái đất và trở về Hawaii sau 1 năm trên sao Hỏa”

NASA là nhà tài trợ cho nghiên cứu này. Binsted nói rằng chương tình mô phỏng này là chương trình có quãng thời gian dài thứ hai, chỉ sau một nhiệm vụ kéo dài trong 520 ngày ở Nga.

Các nhà khoa học tham gia vào chương trình mô phỏng này đã phải quản lý những nguồn lực rất hạn chế trong khi nghiên cứu và làm việc để tránh các xung đột cá nhân.

Anh Thư (Tổng hợp)