Liệu có thể sản xuất nhựa sinh học từ vỏ tôm hay không?

(Dân trí) - Các nhà khoa học tại Đại học Harvard của Mỹ đang nghiên cứu chế tạo nhựa sinh học làm từ vỏ tôm, một giải pháp nhằm thay thế nhựa không phân hủy plastic.

Liệu có thể sản xuất nhựa sinh học từ vỏ tôm hay không? - 1

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đang chế tạo một loại nhựa sinh học làm từ vỏ tôm. Loại nhựa làm từ vật liệu hữu cơ này có chi phí sản xuất rẻ và rất thân thiện với môi trường nhờ khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Hàng năm, nước Mỹ thải ra môi trường 34 tấn rác thải nhựa các loại và chỉ 7% trong số đó được thu hồi để tái chế. Hầu hết chúng đều là nhựa plastic không phân hủy khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

Phương pháp này sử dụng một chất gọi là chitosan, một loại chất được tìm thấy nhiều trong vỏ tôm, một nguồn nguyên liệu rất sẵn có trong tự nhiên vì chúng là chất thải trong ngành công nghiệp hải sản. Bên cạnh đó, việc sản xuất nhựa sinh học làm từ vỏ tôm chỉ sử dụng kỹ thuật sản xuất thông thường nên chi phí rất rẻ.


Nhựa làm từ vỏ tôm có chi phí sản xuất rẻ và rất thân thiện với môi trường.

Nhựa làm từ vỏ tôm có chi phí sản xuất rẻ và rất thân thiện với môi trường.

Phiên bản sớm nhất của loại nhựa sinh học này được các nhà khoa học gọi là nhựa “Shrilk”, một sản phẩm làm từ hỗn hợp chitosan từ vỏ tôm và protein từ tơ lụa. Nhựa Shrilk khi hoàn thiện sẽ trong suốt giống như vỏ tôm tự nhiên, rất chắc và dẻo.

Đặc điểm đáng chú ý nhất của nhựa Shrilk là nó có thể phân hủy hoàn toàn chỉ trong vài tuần khi thải ra môi trường tự nhiên, hhông giống như nhựa sinh học làm từ thực vật, thường không được phân hủy hoàn toàn. Không những vậy, chitosan và protein có trong loại nhựa hữu cơ này khi phân hủy trong đất sẽ tạo ra nguồn dinh dưỡng mà thực vật có thể hấp thụ.

Khánh Duy (Theo Howstuffworks)