Hóa thạch sư tử có túi bị tuyệt chủng đã được tìm thấy ở Úc

(Dân trí) - Những phần còn lại của một con sư tử có túi với những cái răng xé thịt giống như lưỡi dao, đã được phát hiện ở vùng hẻo lánh của Úc.

Hóa thạch sư tử có túi bị tuyệt chủng đã được tìm thấy ở Úc - 1

Các nhà khoa học đã tìm thấy những phần còn lại hóa thạch của sọ, răng, xương hông, hoặc xương cánh tay trước của loài động vật này.

Loài sư tử - được tìm thấy ở vùng hẻo lánh phía tây bắc xa xôi của Queensland - đã tuyệt chủng khoảng ít nhất 19 triệu năm. Các nhà nghiên cứu nói rằng nó là một phần của cùng một gia đình có túi như chuột túi và gấu túi.

Nhưng, không giống như con cháu ở Úc ngày nay, nó là loài ăn thịt, được trang bị một bộ răng khủng khiếp. Các chuyên gia nói họ nghĩ con sư tử có kích thước bằng một con chó và nặng khoảng 23 kg.

Được đặt tên theo sự tôn trọng của nghệ sỹ hóa thạch Peter Schouten, con sư tử này là một kẻ săn mồi đã đi qua các rừng nhiệt đới Úc từ 18 đến 26 triệu năm trước.

Theo các nhà khoa học, con sư tử này nặng bằng một phần năm trọng lượng của sư tử có túi sống sót cuối cùng và lớn nhất, Thylacoleo carnife, mà nặng khoảng 130 kg và đã tuyệt chủng khoảng 30.000 năm.

Họ nói rằng các thành viên trong gia đình này có những chiếc răng xé thịt, giống như lưỡi dao, và lớn khác biệt mà thường được dùng để xé mồi.

Phát hiện mới nhất xảy ra chỉ một năm sau khi những phần còn lại của con sư tử kích cỡ mèo con được tìm thấy trong cùng một khu hóa thạch nổi tiếng ở Queensland. Các nhà khoa học đã đặt tên kẻ ăn thịt thu nhỏ này là Microleo attenboroughi theo phát thanh viên và nhà tự nhiên học huyền thoại Ngài David Attenborough.

Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã thực hiện khám phá này rất tự hào về những phát hiện của họ.

Theo Independent, phát hiện này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cây gia đình của sư tử có túi, được cho là đã tồn tại ở Úc ít nhất cách đây 25 triệu năm.

Tiến sỹ Anna Gillespie, tác giả chính và nhà nghiên cứu cổ sinh vật học, cho biết phát hiện mới nhất này đã đưa ra những câu hỏi mới về sự tiến hóa của những sư tử có túi.

Bà nói: "Việc xác định những loài mới này đã làm sáng tỏ mức độ đa dạng của sư tử có túi và thậm chí gợi ý nguồn gốc sâu xa hơn cho gia đình này”.

Bằng cách kiểm tra răng của mẫu vật vừa được xác định, Tiến sĩ Gillespie và các cộng tác viên của cô đã suy luận rằng đó là một trong những con sư tử có túi sơ khai nhất được khám phá ra cho đến nay.

Trước khi con người đặt chân đến Úc, lục địa này là nhà của hàng loạt những động vật có túi khổng lồ.

Các hoạt động săn bắn của con người, cùng với những thay đổi khí hậu ở Úc, được xem là nguyên nhân cho sự tuyệt chủng của nhiều sinh vật này.

Đào Hiền (Tổng hợp)