Hóa thạch cá sấu tí hon có thể là một loài mới

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã phục hồi hóa thạch của một con cá sấu đầu nhỏ có từ thời kỳ khủng long. Các phân tích cho thấy mẫu vật này là một loài mới.


Hình ảnh ba chiều của một sọ cá sấu sọ mới được khai quật - phục hồi từ một phiến đá vôi ở Đức - đã tiết lộ một loài mới từ kỷ Jura

Hình ảnh ba chiều của một sọ cá sấu sọ mới được khai quật - phục hồi từ một phiến đá vôi ở Đức - đã tiết lộ một loài mới từ kỷ Jura

Khu khai thác đá Langenberg, Đức đã mang đến cho các nhà khoa học một kho tàng hóa thạch của thời kỳ Cuối kỷ Jura. Khu mỏ đá này đã được chứng minh là đặc biệt giàu hóa thạch của động vật biển có xương sống dưới nước.

Phát hiện gần đây nhất – một cặp atoposaurid trông giống như cá sấu nhỏ xíu đã rất khó tách ra khỏi lớp đá vôi và trầm tích bị gắn chặt vào, vì thế các nhà khoa học đã sử dụng chụp phương pháp chụp cắt lớp vi tính để xây dựng lại mô hình 3D của một trong hai hộp sọ.

Các nhà khoa học xác định, hộp sọ này không giống với bất kỳ loài atoposaurid nào được xác định trước đó. Ban đầu, các nhà khoa học đã cho rằng các mẫu vật này thuộc chi Theriosuchus, nhưng sau khi phân tích hộp sọ trong mô hình 3D, họ đã quyết định rằng các mẫu vật này xứng đáng với một chi riêng của chúng. Họ đã đặt tên chúng là cá sấu Knoetschkesuchus langenbergensis.

Các nhà khoa học đã mô tả loài mới này trên tạp chí PLOS ONE.

Nhà cổ sinh vật Daniela Schwarz, công tác tại Viện nghiên cứu Tiến hóa và Đa dạng sinh học Leibniz phát biểu: “nghiên cứu này mô tả về loài cá sấu bé xíu mới, được đặt tên là Knoetschkesuchus langenbergensis sống khoảng 154 triệu năm trước ở tây bắc nước Đức. Knoetschkesuchus thuộc dòng tiến hóa dẫn đến loài cá sấu ngày nay, và lần đầu tiên, có 2 hộp sọ thuộc loài này được bảo quản dưới dạng 3D, cho phép chúng ta nghiên cứu giải phẫu chi tiết thông qua các hình ảnh chụp cắt lớp”

Anh Thư (Theo Upi)