Cửa sổ thông minh có thể chặn sáng và tạo ra điện từ ánh sáng

(Dân trí) - Công nghệ mới này có thể giúp bạn vừa ngăn được ánh sáng thay vì phải lắp rèm cửa, lại vừa tiết kiệm điện năng nhờ sử dụng pin năng lượng mặt trời.


Vật liệu mới có thể đổi từ tấm trong suốt (bên phải) thành tấm pin mặt trời tối màu (bên trái) và ngược trở lại -Jia Lin/U.C. Berkeley.

Vật liệu mới có thể đổi từ tấm trong suốt (bên phải) thành tấm pin mặt trời tối màu (bên trái) và ngược trở lại -Jia Lin/U.C. Berkeley.

Ai còn cần rèm cửa? Một ngày nào đó, bạn có thể chặn ánh sáng và cái nóng buổi chiều bằng cửa sổ biến đổi có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời để sạc điện các thiết bị điện tử.

Một tấm bảng nguyên mẫu công nghệ cao được mô tả trực tuyến vào ngày 22 tháng một trên tạp chí Nature Materials, chuyển đổi giữa tấm bảng trong suốt và tấm pin mặt trời tối màu. Lớp hấp thụ ánh sáng mặt trời trong tấm bảng là các nguyên tử chỉ sắp xếp thành một cấu trúc tinh thể hấp thụ ánh sáng ở nhiệt độ cao. Khi bị nóng lên, những nguyên tử này hình thành một lớp tinh thể tối màu được gọi là perovskite, loại vật liệu mới được yêu thích trong công nghiệp năng lượng mặt trời.

Letian Dou, một kĩ sư hóa học tại Đại học Purdue, và các đồng nghiệp chỉ có thể tạo ra những tinh thể hấp thụ ánh sáng này trong các tấm pin năng lượng mặt trời bằng cách gia tăng nhiệt độ lên 105 độ C, nóng hơn nhiều nhiệt độ mặt trời trung bình tiếp xúc với cửa sổ. Đội ngũ đang nghiên cứu để làm giảm bớt ngưỡng đó xuống thấp hơn 70 độ C để chỉ cần ánh nắng mặt trời cũng có thể kích hoạt việc chuyển đổi.

Hiện tại, các nguyên tử của perovskite vẫn bị khóa trong cấu trúc tinh thể cho đến khi tiếp xúc với độ bình thường, điều này sẽ làm xáo trộn các nguyên tử và biến đổi vật liệu trong suốt trở lại. Các nhà nghiên cứu vẫn cần tìm ra cách để tắt chế độ pin mặt trời mà không cần dùng chai nước xịt lên.

Có thể một ngày nào đó công nghệ này sẽ được sử dụng làm các khiên gió để sạc pin các phương tiện bằng điện và giữ cho bộ phận bên trong xe hơi đậu ngoài trời mát mẻ trong khi mặt trời thiêu đốt bên ngoài.

Lộc Ninh (Theo Science Daily)