Stephen Hawking phát biểu về Donald Trump và Brexit:

“Con người đang ở thời điểm nguy hiểm nhất trong sự phát triển của nhân loại”

(Dân trí) - Stephen Hawking đã phá vỡ sự im lặng của mình trước chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald trump bằng lời kêu gọi nhân loại nên cùng nhau hành động và phá vỡ các rào cản.

Giáo sư Hawking kêu gọi nhân loại phá vỡ các rào cản (Ảnh: Getty)
Giáo sư Hawking kêu gọi nhân loại phá vỡ các rào cản (Ảnh: Getty)

Nhà vũ trụ học từng nhận rất nhiều giải thưởng và là kho báu quốc gia của nước Anh này cho rằng: sẽ là “sai lầm khủng khiếp” nếu bỏ qua chủ nghĩa dân túy (còn gọi là chủ nghĩa đại chúng) đằng sau cuộc bỏ phiếu Brexit và ông trùm tỷ phú ở Mỹ.

Nhà khoa học 74 tuổi cũng tuyên bố “chúng ta đang ở thời điểm nguy hiểm nhất trong sự phát triển của nhân loại” khi “công nghệ phá hủy hành tinh này”.

Giáo sư Hawking, người đặt tên cho bức xạ Hawking, cho rằng chúng ta có thể xâm chiếm “giữa các vì sao” trong vài thế kỷ tới (Ảnh: NASA)
Giáo sư Hawking, người đặt tên cho bức xạ Hawking, cho rằng chúng ta có thể xâm chiếm “giữa các vì sao” trong vài thế kỷ tới (Ảnh: NASA)

Giáo sư Hawking là một trong những nhà tiến bộ quan trọng của ngành vũ trụ học và của thuyết tương đối rộng của Albert Einsteirn. Ông cho rằng “dù chúng ta có nghĩ suy gì về việc công chúng quyết định bỏ phiếu để từ chối Anh là thành viên của Liên minh châu Âu, và bầu Donald Trump là tổng thống Mỹ tiếp theo, thì cũng không thể nghi ngờ rằng đó chính là tiếng kêu tức giận của những người dân cảm thấy đang bị các nhà lãnh đạo bỏ rơi.” Ông cho rằng sẽ là một sai lầm khủng khiếp nếu chúng ta không coi những cuộc bỏ phiếu này là biểu hiện của chủ nghĩa dân túy thô sơ.

Các mối quan tâm cơ bản đằng sau những lá phiếu này là hậu quả kinh tế của sự toàn cầu hóa và thúc đẩy thay đổi công nghệ. Việc tự động hóa các nhà máy đã triệt tiêu việc làm của sản xuất truyền thống.

Điều này sẽ làm gia tăng sự bất bình đẳng kinh tế vốn đã lan rộng khắp thế giới. Và hậu quả là người dân di cư về mặt kinh tế, họ ra nước ngoài để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Những người di cư này mang đến những nhu cầu mới ở về cơ sở hạ tầng và kinh tế ở những quốc gia mà họ đến, làm xói mòn lòng khoan dung và tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa dân túy chính trị.

Trước đó, vị Giám đốc Đại học Cambrigde, tác giả của cuốn sách đột phá Lược sử Thời gian, đã bỏ qua các bình luận công khai về ông trùm bất động sản Trump.

Ông Trump gắn liền với khái niệm “biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp của trung Quốc”, trong khi các nhà khoa học tranh luận rằng Brexit làm tổn hại đến việc chia sẻ các ý tưởng.

Hawking cho rằng “những khía cạnh thực sự liên quan của điều này là bây giờ, hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử nhân loại, chúng ta cần đoàn kết với nhau. Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường đáng sợ: biến đổi khí hậu, sản xuất lương thực, dân số quá tải, giết hại các loài khác quá nhiều, dịch bệnh, a-xít hóa đại dương”. Những thách thức đồng thời này là lời nhắc nhở rằng chúng ta đang ở thời điểm nguy hiểm nhất trong sự phát triển của nhân loại.

“Bây giờ, chúng ta có công nghệ để phá hủy chính hành tinh mà mình đang sinh sống, nhưng vẫn chưa đủ khả năng để thoát khỏi đó. Có lẽ, trong vài trăm năm nữa, chúng ta sẽ thiết lập các cuộc xâm lược giữa các vì sao, nhưng ngay bây giờ, chúng ta chỉ có một hành tinh duy nhất này, và chúng ta cần đoàn kết để bảo vệ nó”.

“Để làm được điều này chúng ta phải phá vỡ - chứ không xây dựng- các rào cản bên trong và giữa các quốc gia. Nếu chúng ta muốn có cơ hội để làm điều đó, các nhà lãnh đạo thế giới cần phải thừa nhận rằng họ đã và đang có nhiều thất bại”. Với nguồn tài nguyên ngày càng tập trung vào tay một số ít người, chúng ta sẽ phải học cách chia sẻ nhiều hơn so với hiện nay.

Khi không chỉ mất đi công việc mà là cả nền công nghiệp, chúng ta phải giúp đỡ và hỗ trợ về tài chính để mọi người xây dựng lại cuộc sống mới. Nếu cộng đồng và các nền kinh tế không thể đối phó với mức độ di cư hiện tại, chúng ta phải hành động nhiều hơn để khuyến khích sự phát triển toàn cầu, vì đó là cách duy nhất để thuyết phục hàng triệu người di cư sẽ tìm kiếm tương lai ở ngay tại quê hương của họ.

Anh Thư (Tổng hợp)